MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
5.3.6 Về lợi nhuận
Qua phân tích thực trạng về lợi nhuận ở trang 58, ta thấy: Để tăng lợi nhuận – đây là kết quả từ kết hợp thực hiện tốt từng khâu riêng lẻ trong quá trình hoạt động quản lý của NH, như
– Tăng DSCV bằng cách duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. – Giảm tốc độ tăng chi phí, giảm khoản vay TW (lãi phải trả giảm). Khi NH thực hiện tốt khả năng huy động vốn, thì nguồn vốn sẽ dồi dào và tự cân đối lại cơ cấu NV, TS; NH sẽ chủ động hơn trong hoạt động của mình.
Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động; có chính sách cụ thể về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở các nước phát triển. Tổ chức, sắp xếp lại từng bộ phận trong Ngân hàng, hợp lý hoá quy trình, thủ tục kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
– Tăng tốc độ tăng lợi nhuận trong mức độ cho phép, không quá mạo hiểm cho vay quá nhiều chỉ vì lấy lãi
Theo kết quả phân tích lợi nhuận của ngân hàng, góp phần lớn trong nguồn thu của ngân hàng là thu từ lãi cho vay, mà khoản cho vay lại có mức độ rủi ro lớn nhất. Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải điều chỉnh lại cơ cấu/ tỷ trọng thu, chi của mình: tăng tỷ trọng thu dịch vụ – thế mạnh đầy tiềm năng; xem xét lại việc sử dụng tài sản công có hợp lý chưa, có phun phí không; lãnh đạo, trưởng phòng tìm hiểu cụ thể đó là do nguyên nhân khách quan (tài sản cũ kỹ, kém chất lượng…) hay chủ quan (cố ý..) để đưa ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Nói tóm lại, để tăng lợi nhuận trong thời gian tới, NH cần phát huy nhân tố Thu nhập và DSCV bởi nó làm tăng lợi nhuận song song với giảm thiểu nhân tố làm giảm lợi nhuận là chi phí (bao gồm lãi huy động). (xem phần phần giải pháp 5.3.2 trang 81, 5.3.5 trang 86)