Dự báo thị trường dịch vụ hội chợ thương mại nói chung và của Vitex nói riêng đến năm 2005 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing Hội chợ thương mại của công ty Cổ phần thương mại du lịch & hội chợ triển lãm quốc tế - Vitex (Trang 62 - 64)

- Doanh thu hay lợi nhuận mang lại do hoạt động tổ chức hội chợ thương mại Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự

3.1.1.2.Dự báo thị trường dịch vụ hội chợ thương mại nói chung và của Vitex nói riêng đến năm 2005 và những năm tiếp theo.

của Vitex nói riêng đến năm 2005 và những năm tiếp theo.

Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá như hiện nay nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của các quốc gia ngày càng tăng lên và Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng quay đó. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không chỉ gói chọn trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà vươn ra toàn thế giới. Một trong những cách thức thuận tiện, dễ dàng nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khách hàng trong nước và nước ngoài là việc tham gia các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, vì vậy nhu cầu tham gia hội chợ thương mại sẽ không ngừng tăng lên.

Việt Nam là một nước đông dân, nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ngày càng tăng sẽ là môi trường kinh doanh tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nhu cầu tham gia các hội chợ thương mại nhằm nghiên cứu thị trường, tìm đối tác kinh doanh, tiếp cận các tập khách hàng khác nhau của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng nhất là đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi Hoa Kỳ và Việt Nam lập lại mối quan hệ ngoại giao thì nhu cầu đầu tư và kinh doanh ở thị trường Việt Nam tăng lên đáng kể và tiếp tục tăng trong tương lai khiến cho thị

trường Việt Nam trở lên sôi động. Hội chợ thương mại đã, đang và sẽ trở thành một hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng không thể thiếu của các quốc gia. Đây chính là cơ hội kinh doanh to lớn không chỉ đối với Vitex mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động tổ chức hội chợ thương mại.

Một xu hướng tất yếu sẽ diễn ra trong năm 2005 và những năm tiếp theo là Việt Nam sẽ tiến hành tổ chức các hội chợ thương mại kéo dài trong nhiều tháng gọi là World Exposition. World exposition là một triển lãm quốc tế do Chính phủ của một nước mời các Chính phủ của các nước khác tham dự, quy tụ các nước lớn nh, các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Là một cuộc trưng bày giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, các sản phẩm văn hoá giáo dục, các đề tài phục vụ loài người. Những cuộc triển lãm này sẽ chắc chắn thu hút được sự chú ý của toàn cầu vào một nước và các nước tham gia.

Các hoạt động hội chợ thương mại trong nước sẽ từ từ gắn vào các nước, các khu vực và cộng đồng một cách vững chắc, nó sẽ trở thành một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền các hoạt động thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, thiếu nó sẽ làm cho nền kinh tế xã hội bị ảnh hưởngvà khó khăn trong việc định hướng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, cùng với các cơ hội kinh doanh cũng đặt ra các khó khăn, thách thức đối với Vitex. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi số lượng các Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tổ chức hội chợ thương mại ngày càng đông đặc biết là các tổ chức nước ngoài chuyên thực hiện các hội chợ tiến hành tổ chức hội chợ ở nước ta như: ADSALE Hồng Koong, Hanover Messe- Đức…vì vậy, với khả năng tài chính kinh nghiệm hoạt động như hiện nay Vitex cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đứng vững và phát triển trên cả thị trường trong nước và quốc tế Đến năm 2010 nhu cầu về hội chợ thương mại sẽ tăng cao, lúc này cung chưa hẳn đã đáp ứng đủ cho cầu bởi lẽ, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng cao thì sở thích đi mua sắm và đi triển lãm của họ cũng theo đó mà tăng lên. Nếu công ty không lắm được cơ hội đó, không nghiên cứu tình hình thị trường thì sẽ bị tụt xa so với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó thi trường giá cả và thị trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Cạnh tranh và giá cả luôn là hai yếu tố phát triển theo tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đến năm 2010 Việt Nam đã gia nhập AFTA, tự do mở rộng giao lưu buôn bán thì cũng tự do cạnh tranh. Sự cạnh tranh không có điểm dừng, cạnh

tranh về chủ đề hội chợ, cạnh tranh về địa điểm tổ chức hội chợ, cạnh tranh về giá thuê hội chợ, cạnh tranh về chất lượng hội chợ... Như vậy, công ty nào nắm được nhiều thị phần và uy tín trên thị trường thì công ty đó sẽ thắng.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing Hội chợ thương mại của công ty Cổ phần thương mại du lịch & hội chợ triển lãm quốc tế - Vitex (Trang 62 - 64)