Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Vận tải và Thương Mại Đường Sắt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch đường sắt (Trang 44 - 48)

. Bộ phận khách lẻ: Thực hiện các nghiệp vụ tiếp đón và đáp ứng các yêu cầu của những khách lẻ đến với Trung Tâm Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với khách phả

1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Vận tải và Thương Mại Đường Sắt

Thương Mại Đường Sắt

1.1 Mục tiêu

• Mục tiêu ngắn hạn của Trung Tâm du lịch

Bước vào năm 2004, Trung Tâm đề ra mục tiêu chiến lược kinh doanh là: “Doanh thu

tăng trưởng 10% so với năm 2003. Đầu tư cơ sở vật chất, nghiệp vụ chuyên môn cho CBNV công ty, Tiết kiệm chi phí nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh đối với các công ty du lịch, thu hút được nhiều khách hàng”. Tranh thủ sự ủng hộ của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, Hội đồng quản trị tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động du lịch phát triển hơn nữa. Tích cực tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Đa dạng hoá các tour, tuyến điểm, tiếp tục xây dựng các tour du lịch mang nét đặc trưng của du lịch đường sắt. Quảng bá rộng rãi trong ngành, trong nước và ngoài nước để phát triển lượng khách ra và vào Việt Nam.

Đối với Du lịch Outbound:

- Tập trung khai thác thị truờng khối ASEAN

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả thị truờng Trung Quốc và thị trường nội địa

- Từng bước phát triển thị trường khách du lịch đi Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Australia…

Phấn đấu du lịch quốc tế năm 2004 đạt 6580 lượt khách tăng 19% và du lịch nội địa đạt 4250 lượt tăng 28,5% so với năm 2003. Kế hoạch doanh thu tăng 32 tỷ đồng so với 2003. Trung Tâm sẽ tăng cường khai thác có hiệu quả các chi nhánh du lịch ở Đà Nẵng, Lào Cai, củng cố nâng cấp khách sạn hiện có, trang bị đội xe vận chuyển khách du lịch để chủ động trong kinh doanh lữ hành, tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho hướng dẫn viên.

Với tình hình thực tế năm 2003 và triển vọng năm 2004, trung tâm đã căn cứ vào khó khăn, thuận lợi từ đó đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh cho kỳ sau. Từ những tình hình thực tế hiện nay trung tâm đã đưa ra những chiến luợc sau:

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, phân tích và xác định chính xác thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng trong tương lai gần và xa, củng cố thị truờng hiện có, mở rộng các thị trường bị thu hẹp, khai thác và tìm kiếm các thị trường mới, tạo ra các sản phẩm tour du lịch đa dạng, phong phú, đặc trưng, mới lạ, hấp dẫn với giá cả hợp lý, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của nhiều đối tượng khách trong phạm vi cả nước. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng công tác điều hành, hướng dẫn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiếp thị hơn nữa với hình ảnh: “ Việt Nam- Điểm đến thân thiện và an toàn” nhằm thu hút các khách tiềm năng trong và ngoài nước.

+ Thuờng xuyên chú trọng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ các khâu: cụ thể như điều hành, hướng dẫn, cung ứng dịch vụ… cho đến khi sản phẩm du lịch được hoàn chỉnh nhằm từng bước tạo uy tín cho công ty.

+ Tăng cường các hoạt động cần thiết để duy trì củng cố và phát triển một số thị trường truyền thống như Thái lan, Malaysia,Trung Quốc đồng thời mở rộng thị truờng ra các nước khác như Mỹ, Nhật Bản…

+ Tổ chức củng cố lại các khâu bán tour, nỗ lực khai thác nguồn khách nội địa, tăng cường tổ chức đưa khách đi du lịch nước ngoài, tăng cường công tác dịch vụ visa nhiều hơn nữa

+ Áp dụng các hình thức khuyến mại nhằm thu hút nhu cầu đi du lịch nước ngoài

+ Cố gắng nghiên cứu xây dựng các tour du lịch, các chương trình mới hấp dẫn hơn để thu hút nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách, phát triển các

loại hình du lịch chuyên đề, du lịch nghỉ dưỡng, công vụ thương mại kết hợp tham quan triển lãm…

+ Phấn đấu đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng gia tăng, đi du lịch nội địa ngày càng phát triển. Chỉ tiêu về số lượng khách mà trung tâm đề ra sau năm 2005 là tăng từ 10- 20% cả quốc tế lẫn nội địa, doanh thu du lịch các năm tăng từ 10 –15%.

- Trong những năm tới, mục tiêu hàng đầu của VN Railtour là tiếp tục giữ vững thị truờng du lịch với tiêu chí “ uy tín – chất lượng” đã được khách hàng và các đối tác thừa nhận trong những năm vừa qua.

2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Trung Tâm

2.1 Tổ chức phòng Marketing.

Hiện nay, Trung Tâm chưa có phòng Marketing riêng biệt và độc lập mà chủ yếu do các nhân viên trong Trung tâm du lịch đảm nhiệm. Do phải hoạt động kiêm nhiệm nên mức độ tập trung chắc chắn không cao, không có nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu chuyên sâu vào công việc. Thêm vào đó, với một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt như hiện nay, muốn duy trì và phát triển được khách du lịch quốc tế, muốn thắng thế trong cạnh tranh so với các đối với các đối thủ cạnh tranh ngang tầm ngang cấp thì đòi hỏi phải có một đội ngũ marketing năng động, nhiệt tình có trình độ kiến thức và giàu kinh nghiệm. Để thực hiện được những vấn đề trên đòi hỏi phải có bộ phận Marketing riêng biệt, chỉ có như vậy mới đảm bảo hoạt động marketing có hiệu quả.

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thì thông tin là một vấn đề quan trọng hàng đầu, mang tính chất đến sự thành công hay thất bại của công ty. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành quốc tế, nếu có tổ chức marketing mạnh tất yếu thông tin qua lại giữa khách với trung tâm sẽ thuận lợi và do đó khách đến với trung tâm chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Theo em, công ty sớm thành lập phòng marketing cho Trung Tâm du lịch, phòng này có thể chia làm hai mảng chính là phụ trách khai thác và phát triển nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa.

Về mảng thị trường quốc tế có thể bao gồm: Phụ trách thị trường khách Inbound và Outbound. Các bộ phận trong phòng marketing cần phải được trang bị những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho hoạt động của mình đồng thời luôn được cung cấp những thông tin cập nhật về tình hình của công ty để phục vụ khách một cách tốt nhất.

Hình thức phân chia các bộ phận như trên sẽ giúp phòng Marketing có thể đi sâu vào từng lĩnh vực nhỏ, từng mảng thị trường nhỏ để nghiên cứu, phân tích, đánh giá được chính xác. Bên cạnh đó để đạt được hiệu quả cao trong công việc đòi hỏi đội ngũ nhân viên trong phòng phải có trình độ, kiến thức về du lịch, trình độ ngoại ngữ, có sức khoẻ tốt và nhiệt tình với công việc. Một điều nữa là làm Marketing không chỉ của riêng nhân viên trong toàn công ty, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

2.2 Tổ chức bộ phận hướng dẫn.

Hướng dẫn viên là đội ngũ không thể thiếu của các công ty du lịch. Hiện nay, trung tâm chưa có bộ phận phụ trách hướng dẫn viên đồng thời đội ngũ hướng dẫn viên cũng còn đang thiếu chủ yếu là các cộng tác viên tốt nghiệp từ các trường ĐH Ngoại ngữ, kiến thức về du lịch và các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn hoá…còn hạn chế nên ít nhiều cũng không đem lại hiệu quả cao cho các chương trình du lịch. Vì vậy công ty cũng nên tổ chức riêng một phòng hướng dẫn cho trung tâm du lịch. Theo đó, trung tâm có thể phát triển đội ngũ hướng dẫn viên cho riêng mình và giải quyết tất cả những công việc liên quan đến hướng dẫn viên. Tuy nhiên với điều kiện như hiện nay, để có một phòng hướng dẫn riêng có lẽ chưa thể thực hiện được mà đây sẽ là kế hoạch lâu dài trong chiến lược kinh doanh của trung tâm.

Nếu làm được như vậy sẽ giúp Trung Tâm tránh rơi vào tình trạng bị động, khó xoay sở do thiếu hướng dẫn viên như hiện nay đặc biệt là khi vào mùa vụ du lịch. Đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời qua đó sẽ có điều kiện để trau dồi, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ hướng dẫn viên. Phòng hướng dẫn có thể được chia thành hai bộ phận: Một bộ phận phụ trách đội ngũ hướng dẫn viên. Trong bộ phận này có thể lại chia thành những nhóm nhỏ hơn như: Nhóm tiếng Anh, tiếng Trung, nhóm tiếng Pháp, nhóm các ngôn ngữ khác. Bộ phận thứ hai phụ trách đội ngũ cộng tác viên. Với cách tổ chức như trên chắc chắn rằng những tồn tại bấy lâu nảy trong vấn đề hướng dẫn viên sẽ chấm dứt qua đó chất lượng các chương trình du lịch không ngừng được cải thiện và nâng lên, nâng cao uy tín và ngày càng thu hút được nhiều khách đến với Trung Tâm hơn.

Mặc dù vậy, cũng cần chú ý đến tính cân đối giữa đội ngũ hướng dẫn viên và mức độ thu hút khách. Nếu tổ chức quy mô đủ số lượng mà khách không vào nhiều dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Do vậy, phải có một phần “cứng” là các hướng dẫn viên chính thức của trung tâm còn lại vẫn sử dụng các cộng tác viên, tỷ lệ này cần linh hoạt, phù hợp với tốc độ tăng của lượng khách vào.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty du lịch đường sắt (Trang 44 - 48)