. Bộ phận khách lẻ: Thực hiện các nghiệp vụ tiếp đón và đáp ứng các yêu cầu của những khách lẻ đến với Trung Tâm Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với khách phả
5. Một số kiến nghị
5.1 Kiến nghị với Trung tâm và công ty
- Về phía trung tâm : Nên có bảng ghi lịch công tác trong ngày của từng nhân viên đặc biệt của nhân viên phòng thị trường, yêu cầu các nhân viên này phải ghi lại lịch làm việc của mình trong ngày. Như vậy, trưởng các bộ phận có thể quản lý được thời gian của nhân viên mình, từ đó có thể phân lịch công tác hợp lý. Trước mỗi đợt khuyến mãi trong chiến lược của công ty hoặc các dịp có các tour du lịch đặc biệt, các cộng tác viên phải là người nắm rõ nhất về nội dung, thời gian tour diễn ra và các yêu cầu khác. Bộ phận quản lý nêu rõ thời gian yêu cầu nhân viên maketing phải hoàn thành đợt quảng bá các tour đó đến khách hàng. Ngoài quảng bá chương trình du lịch của trung tâm trên các báo Lao Động, Hà Nội mới, tập san GTVT, trung tâm có thể quảng cáo trên tạp chí Du lịch, tạp chí của hãng hàng không Vietnam Airline.
Đối với những chương trình du lịch được quảng cáo theo sự kiện nên được đăng trên những loại báo thích hợp và mở rộng việc quảng cáo của mình ở các thị trường mà trung tâm sẽ hướng tới. Trung tâm có thể có những đợt tặng quà ( chương trình du lịch ) cho ban lãnh đạo của các tổ chức là khách hàng thường xuyên của trung
tâm. Trung tâm nên có quỹ hỗ trợ cho nhân viên trong việc nâng cao nghiệp vụ của mình, quỹ đó có thể dùng cho việc tổ chức các lớp học về quản trị mạng, tập huấn về công tác marketing...
- Về phía công ty Ratraco : sớm có kế hoạch đầu tư thêm cơ sở vật chất cho trung tâm cũng như hỗ trợ trung tâm trong việc tăng cường các hoạt động quảng cáo của trung tâm.
- Về phía các cơ quan ban ngành có liên quan, giúp đỡ trung tâm trong việc hoàn tất các thủ tục cho khách hàng trong thời gian sớm nhất, có chính sách miễn visa tới các nước ở khu vực Châu Âu và các nước khác.
5.2 Kiến nghị với Nhà nước.
- Để khuyến khích du lịch phát triển lên một tầm cao mới Nhà nước nên có chính sách đầu tư chiến lược về cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các di tích lịch sử văn hóa, các tuyến điểm du lịch với tầm cỡ lớn cũng như kế hoạch an ninh với khách du lịch.
- Đề nghị Nhà nước có luật thuế hợp lý và ưu tiên đối với ngành du lịch. Chính phủ cần xem xét và xử lý cụ thể hơn mới động viên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Đề nghị Chính phủ đạo sự kết hợp chặt chẽ mang tính chiến lược giữa hai ngành: Hàng không và du lịch về các chương trình du lịch hay giá cả.
- Đề nghị triển khai việc thành lập quỹ hỗ trợ du lịch lấy du lịch nuôi du lịch để ngành du lịch có kinh phí chủ động hỗ trợ đầu tư, nâng cấp điểm du lịch, xúc tiến quảng bá xây dựng chương trình
Nhà nước cùng các cơ quan liên ngành khác nên xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vươn lên sánh vai ngang hàng vơi du lịch khu vực và thế giới.
- Đề nghị với tổng cục du lịch Việt Nam nên có chương trình, kế hoạch mở rộng tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô về du lịch Việt Nam ở một số thị trường trọng điểm và thế giớinhằm duy trì củng cố những thị trường du lịch truyền thống đồng thời tim kiếm thêm thị trường mới.
+ Coi trọng khai thác thị trường Tây Âu, duy trì thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan tiếp tục nghiên cứu thị trường Bắc Mỹ, Australia.. Đây là những thị trường có khả năng thanh toán cao, lượng khách lớn.
+ Hoàn thiện các CD-ROM quảng bá cho du lịch Việt Nam, đưa lên mạng Internet. Đồng thời nên mở các cơ quan đại diện cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
+ Tổ chức các sự kiện về du lịch Việt Nam, tổ chức hay tham gia các hội chợ du lịch quốc tế trong cũng như ngoài nước
+ Khuyến khích du lịch trong nước thông qua các chương trình ưu đãi hay giới thiệu qua Tivi, phương tiện thông tin đại chúng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng cách quy hoạch tạo ra các khu du lịch, điểm du lịch, loại hình du lịch hấp dẫn. Khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phương, quy hoạch xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế cho phát triển ngành du lịch nước ta trong những năm tới.
- Tổng cục du lịch chủ trì lập đề án với sự tham gia của các ngành : Công an, ngoại giao, văn hóa thông tin,bưu chính viễn thông giao thông vận tải, hàng không, hải quan, tài chính,... nhằm cải thiện tạo thủ tục thuận lợi nhanh chóng cho khách quốc tế vào Việt Nam. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc đi lại cư trú,thăm quan giải trí của khách du lịch đặc biệt là thủ tục về thị thực ,Visa.
- Tổng cục du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đẩy nhanh công tác đào tạo.
- Tổng cục cần phối hợp với các Bộ, các ngành rà soát lại các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kiến nghị, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch theo 2 hướng :
+ Nghiên cứu hình thức hội nhập gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đuổi kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Ngày nay, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch. Áp dụng chính sách sản phẩm vào du lịch càng là việc làm cần thiết vì du lịch có những đặc điểm quan trọng khác với nghành dịnh vụ hoặc nghành sản xuất sản phẩm thông dụng. Cần phải có các quy định về các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ xung hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển, phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh.
Nhờ hoạt động của chính sách sản phẩm, các doanh nghiệp , các tổ chức du lịch sẽ xác định khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của mình, liên lạc với họ để tìm hiểu nhu cầu và tác động đến ước muốn, động cơ của họ ở mức độ địa phương, vùng, quốc gia hay quốc tế để giới thiệu. Qua đó điều chỉnh các sản phẩm sao cho thoả mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch và mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
Trong hoàn cảnh thị trường hiện nay, công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường Sắt thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy lợi thế sản phẩm, nhờ đó công ty đã đạt được kết quả kinh doanh tốt đẹp như hiện nay. Không dừng lại ở đó, công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống sản phẩm mới, kết hợp với chính sách giá, phân phối, xúc tiến con người ... đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, để duy trì và phát triển lợi thế trên thị trường kinh doanh du lịch thì công ty phải đối mặt giải quyết nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ lãnh đạo, nhân viên của công ty. Hoàn thiện chính sách sản phẩm của mình để tạo thê phông phú cho tập sản phẩm của công ty và là một trong những hướng để đạt được mục tiêu thu hút khách hàng hơn cho công ty.
Đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại công ty Cổ phần Vận Tải và
Thương Mại Đường Sắt” đề cập đến thực trạng kinh doanh, tình hình thực hiện và đổi mới chính sách sản phẩm tại công ty Cổ phần Vận Tải và Thương Mại Đường Sắt. Nhưng do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm bản thân nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo, cũng như sự chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần Vận Tải và
Thương Mại Đường Sắt.
Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo..., các thầy cô trong khoa Khách sạn du lịch trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2004