Những nhân tố thuộc về phía thị trường dệt may:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 29 - 31)

III- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU

1- Những nhân tố thuộc về phía thị trường dệt may:

Thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động của thị trường được thể hiện qua các nhân tố cơ bản, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

1.1 - Cung cu sn phm

Cung hàng hoá là lượng hàng hoá mà người sản xuất có khả năng sản xuất để bán theo mức giá nhất định .

Như vậy cung hàng hoá phản ánh mối quan hệ trực tiếp trên thị trường giữa hai biến số: Khối lượng hàng hoá cung ứng và giá bán trong thời điểm nhất định. Quy luật chung là người ta sẽ sản xuất nhiều hơn nếu giá cả tăng và ít hơn nếu giá cả giảm.

Cầu hàng hoá là số lượng người mua mong muốn và có khả năng thanh toán theo mức giá nhất định. Giá cả thị trường của loại hàng hóa mà ta kinh doanh càng tăng thì người mua càng ít đi và ngược lại.

Cung cầu trên thị trường thường luôn luôn thay đổi làm cho thị trường luôn vận động. Tại điểm cung bằng cầu thì giá thị trường được xác định và giá này thường thay đổi do sự thay đổi của cung cầu.

Đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường luôn luôn phải theo dõi sự thay đổi của cung và cầu để có sự điều chỉnh giá cả, khối lượng sản phẩm bán ra một cách đúng đắn.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá: + Động cơ của người tiêu dùng. + Quy mô sản xuất

+ Giá cả hàng hoá trên thị trường, chất lượng, mẫu mã sản phẩm

+ Tập quán, thói quen

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa:

+ Các yếu tố về quy mô sản xuất trong nước và tình hình nhập khẩu. + Các yếu tố về giá cả

30

1.2 - Khách hàng:

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và không phải là không có cơ sở khi người ta coi khách hàng là " Thượng đế" là đối tượng số 1 mà doanh nghiệp phải quan tâm đến. Những yếu tố mà doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý là thu nhập, sở thích và thói quen tiêu dùng của họ. Trong đó thu nhập có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định mua bởi người ta chỉ sử dụng những sản phẩm phù hợp với khả năng của mình. Người mua là những người có quan điểm riêng, có mong muốn và hy vọng riêng. Do đó doanh nghiệp cần phải đi sâu vào thế giới chủ quan của người mua để đáp ứng yêu cầu của họ một cách tốt nhất .

1.3 - Mc độ cnh tranh ca các sn phm cùng loi, sn phm thay thế trên th trường:

Mức độ cạnh tranh nhiều hay ít trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều hình thức cạnh tranh như cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã , dịch vụ...Trên thị trường cạnh tranh, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá cả bị ảnh hưởng rất lớn bởi sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế. Muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải nắm rõ đặc điểm của các loại sản phẩm cùng loại hoặc thay thế của các doanh nghiệp khác. Từ đó nghiên cứu đưa ra những sản phẩm có ưu thế hơn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

1.4 - Xu hướng vn động ca môi trường:

Có rất nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân, của ngành của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế - công nghệ, môi trường chính trị- luật pháp, môi trường cạnh tranh...

Sự tác động của các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thời kỳ mà các chủ

trương, chính sách, biện pháp của nhà nước tác động vào mỗi thị trường khác nhau. Nếu nhà nước quan tâm khuyến khích sản phẩm của doanh nghiệp thì thông qua các chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu ... mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cách như giảm thuế, cấm nhập khẩu trái phép, bảo trợ giá.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)