III- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU
3 Phân tích hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của côngty
hiện nay:
* Đối với các loại sản phẩm sợi:
Đây là mặt hàng truyền thống của công ty từ ngày bắt đầu sản xuất kinh doanh đến nay, mặt hàng này đã gắn bó chặt chẽ với các khách hàng nằm trong Tổng công ty Dệt may và một số các xí nghiệp địa phương trên toàn quốc. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sợi những năm gần đây cho thấy thị trường trong nước vẫn là thị trường tiềm năng của loại sản phẩm này trong khi ở thị trưòng nước ngoài nó chưa thể chen chân vào được.
Thị trường sợi trong nước tập trung chủ yếu ở phía nam ( chiếm khoảng 76% lượng tiêu thụ của thị trường trong nước ) mà tập trung lớn nhất là ở thành phố Hồ chí minh và đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty cho loại sản phẩm này. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua bảng sau:
BIỂU SỐ 8: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA SẢN PHẨM SỢI: (Đơn vị tính: Tấn) 2002 2003 2004 Chỉ tiêu SL % SL % SL % Sản lượng tiêu thụ NĐ 8.826 100 9.514 100 10.097 100 Thị trường miền Bắc 2.579 29,2 2.148 25,7 2.126 21,1 Thị trường miền Nam 6.247 70,8 7.066 74,3 7.971 78,9
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty- năm 2004)
Ta thấy, hàng năm thị trường miền nam tiêu thụ khoảng 80% lượng sợi mà công ty xuất bán được. Năm 2004, khách hàng thành phố Hồ Chí Minh mua 7067 tấn sợi chiếm 72% khối lượng sợi bán ra của công ty.
46 Khách hàng Hà nội đứng thứ 2 với 1565 tấn chiếm 15.5%lượng sợi bán ra của công ty. Thành phố Nam định là thị trường lớn thứ 3 của Công ty Dệt may Hà nội, năm 2004 tiêu thụ 908 tấn chiếm 9% khối lượng sợi bán ra của công ty. Ngoài ra còn một số thị trường ở trong nước tiêu thụ sợi của công ty như Đà nẵng, Huế, Vinh.... nhưng số lượng không lớn.
Sự phân bổ thị trường nói trên cho thấy khả năng đáp ứng với nhu cầu của thị trường về chủng loại mặt hàng, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, giá cả.... của Công ty Dệt may Hà nội đã phần nào làm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Mặc dù ở cách xa thị trường thành phố Hồ chí minh đến 2000 km, chi phí vận chuyển lớn, giá thành cao hơn nhưng những người tiêu dùng của thành phố công nghiệp lớn nhất nước ta vẫn đổ xô ra để mua sản phẩm sợi của Công ty, nhiều lúc khả năng sản xuất của công ty không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thành phố Hồ chí minh.
Có thể mô tả thị trường của sản phẩm sợi trong nước qua bảng thống kê số liệu % tiêu thụ loại sản phẩm này ở các địa phương năm 2004.
BIỂU SỐ 9:CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA SẢN PHẨM SỢI NĂM 2004
Loại sợi Khu vực Khối lượng
(%/Tổng số) Cotton Pêcô Hà nội 15.57 99.3% 0.7% TP Hồ chí minh 72.4 9.79% 90.21% Đà Nẵng 0.08 100% Vinh 2.55 3.62% 96.38% Nam Định 9.4 55% 45% Tổng 100%
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty - năm 2004)
Như vậy, thị trường mục tiêu của Công ty Dệt may Hà nội là thành phố Hồ chí minh mà trọng tâm là sợi Pêcô. Việc phân đoạn thị trường này
giúp cho công ty có định hướng tương đối chính xác trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, kế hoạch bao gói vận chuyển và lập kế hoạch giá bán các loại sản phẩm này. Ngoài ra còn giúp cho công ty trong công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin và tổ chức xúc tiến và giao dịch bán hàng ở từng vùng thị trường khác nhau.
* Đối với các sản phẩm dệt kim:
Công ty đã xác định, chỗ đứng của sản phẩm dệt kim không phải là thị trường trong nước mà là thị trường nước ngoài. Cùng với sự đầu tư chiều sâu để trang bị hàng loạt các thiết bị công nghệ tiên tiến của Đức, Nhật, Hàn quốc, Công ty đã mở rộng sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường .Từ năm 1992, sản phẩm dệt kim của công ty đã có mặt ở thị trường nước ngoài và sản lượng ngày một tăng lên.Trong khi đó, ở thị trường trong nước, loại sản phẩm này tiêu thụ không ổn định . Sản phẩm dệt kim nội địa tiêu thụ năm 2004 chỉ đạt 31% so với năm 2003 và chỉ chiếm có 12,5% so với tổng sản phẩm tiêu thụ.
BIỂU SỐ 10: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ HÀNG DỆT KIM QUA CÁC NĂM. ( ĐVT : cái ) Năm Tổng SP tiêu thụ Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài Tỷ lệ tiêu thụ trong nước /tổng sp TT(%) 1999 1.268.458 475.827 792.631 37,5 2000 1.845.000 467.600 1.337.400 25,3 2001 3.335.000 535.000 2.800.000 16,0 2002 4.820.678 1.623.678 3.197.000 33,7 2003 5.178.667 1.886.091 3.292.576 36,4 2004 4.688.901 586.034 4.102.867 12,5 Dự kiến 5.206.100 536.100 4.670.000 10,2
48 2005
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty - tháng 12/2004.)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng dệt kim được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nước ngoài. Sản lượng tiêu thụ năm 2004 so với năm 2003 đạt 124%, điều đó cho thấy sản phẩm của công ty đã được khách hàng nước ngoài biết đến và ngày càng ưa chuộng. Căn cứ vào những hợp đồng đã ký và tốc độ tiêu thụ trong những tháng đầu năm 2005, công ty dự kiến sản lượng tiêu thụ hàng dệt kim ở thị trường nước ngoài năm 2005 sẽ tăng 113% so với năm 2004. Điều này đã nói lên mọi nỗ lực của công ty trong việc phát triển thị trường nước ngoài đối với hàng dệt kim.
Nhưng hàng dệt kim tiêu thụ trong nước với tốc độ chậm dần. Năm 2004 sản lượng tiêu thụ nội địa của công ty chỉ đạt 31% so với năm 2003. Đây là một điểm yếu của công ty trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm dẫn đến việc sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.
BIỂU SỐ 11: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG DỆT KIM NỘI ĐỊA ( ĐVT: Cái) 2002 2003 2004 Dự kiến 2005 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL tiêu thụ NĐ 1.623.678 1.886.091 586.034 536.100 TT miền Bắc 907.876 55,9 1.253.912 66,5 354.601 60,5 290.157 54,1 TT miền Nam 715.802 44,1 632.179 33,5 231.433 39,5 245.943 45,9
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty - năm 2004)
Ở thị trường trong nước với 76 triệu dân, loại sản phẩm này tỏ ra khó tiêu thụ và không ổn định. Nguyên nhân đầu tiên là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, khi sử dụng các sản phẩm dệt kim người tiêu dùng trực tiếp có ngay các nhận xét như: Dầy, mỏng, màu sắc,
mẫu mốt... và những nhận xét về chất lượng như mịn hay xù lông, mặc mát hay nóng... mà sau nữa cái mà người tiêu dùng quan tâm nhất là giá cả. Nhu cầu về mặc đối với người dân Việt nam còn rất thấp và chủ yếu là vải dệt thoi. Đặc biệt người Việt nam hiện nay chưa quen dùng hàng may mặc từ vải dệt kim, có thể do một số nguyên nhân sau:
-Do phong tục tập quán không thích rườm rà sặc sỡ
-Do nền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống thu nhập của người dân chưa cao mà sản phẩm dệt kim lại thường đắt hơn sản phẩm dệt thoi.
- Do khổ người (Ngưòi cao to thường mặc áo dệt kim đẹp hơn). Tuy nhiên cũng phải kể đến một nguyên nhân nữa, đó là các nhà sản xuất chưa đưa ra thị trường trong nước các sản phẩm dệt kim của mình vừa lòng các “thượng đế " - đó là các sản phẩm hài hoà về mẫu mốt, bền đẹp và giá hợp túi tiền người tiêu dùng.
Như vậy, không có nghĩa là thị trường trong nước không có chỗ đứng cho loại sản phẩm này. Hiện nay tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta đang gia tăng. Riêng ngành Dệt may trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005 tốc độ tăng trưởng khoảng 7-10%. Năm 2004, Công ty Dệt may Hà nội tiêu thụ được 4688.901 sản phẩm trong đó thị trường trong nước tiêu thụ 586.034 sản phẩm chiếm 12,5% tổng sản lượng tiêu thụ. Đây là một sự chênh lệch quá lớn đối với một doanh nghiệp lớn như Công ty Dệt may Hà nội. Có thể trong những năm qua chiến lược của công ty là hướng ra thị trường nước ngơài mà coi nhẹ thị trường trong nước. Biểu hiện ở một số mặt sau:
+ Chưa nghiên cứu kỹ thị trường trong nước ( truyền thống ăn mặc của dân tộc ) các tỷ lệ về lứa tuổi của người tiêu dùng, kiểu dáng mẫu mã đối với từng đối tượng tiêu dùng.
+ Chưa có chính sách giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.
50 + Mạng lưới bán hàng còn ít và chỉ tập trung ở Hà nội
Như vậy, đối với sản phẩm dệt kim có chiều hướng ngược lại đối với sản phẩm sợi là chưa tạo được chỗ dứng ở thị trường trong nước. Công ty cần có chiến lược mở rộng và phát triển thị trường sợi ra nước ngoài, đồng thời phải chiếm lĩnh thị trường trong nước đối với sản phẩm dệt kim mà từ trước tới nay còn bỏ ngỏ
* Đối thủ cạnh tranh:
Tổng công ty Dệt may Việt nam hiện nay có khoảng 220 côngty, Xí nghiệp, Nhà máy, ngoài ra còn có rất nhiều tổ hợp, xí nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng dệt may.Đây chính là các đối thủ cạnh tranh rất gay go, quyết liệt với công ty Dệt may Hà nội, tuy nhiên tuỳ từng công ty xí nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh khác nhau mà công ty xác định chính xác đối thủ cạnh tranh với mình trên thị trường.
Đối với sản phẩm sợi , thị trường tiêu thụ chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty đó là Công ty Dệt Nha Trang và Công ty Dệt Thắng lợi và các Công ty này có trang thiết bị máy móc hiện đại, có quy mô sản xuất gần giống với quy mô sản xuất của Công ty. Tuy có bất lợi hơn các đối thủ như ở xa thị trường, chi phí vận chuyển tăng dẫn đến giá bán bị tăng lên nhưng Công ty Dệt may Hà Nội lại có thế mạnh của mình đó là công ty kéo được nhiều loại sợi có chỉ số cao, nhiều loại sợi có tỷ lệ pha trộn giữa cotton và PE khác nhau và điều quan trọng hơn là chất lượng sợi của Công ty luôn được thị trường chấp nhận để dệt các mặt hàng cao cấp và xuất khẩu. Do vậy mà sợi của Công ty vẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường .
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Dệt may Hà Nội với loại sản phẩm dệt kim hiện nay là Công ty Dệt Thành công và Công ty Dệt Nha Trang. Về quy mô và thiết bị công nghệ tiên tiến thì hai Công ty này có phần mạnh hơn Công ty Dệt may Hà Nội. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản
phẩm dệt kim trong nước của Công ty không phải ở thành phố Hồ Chí Minh mà chủ yêú là các tỉnh phía Bắc. Hơn nữa sản phẩm dệt kim ở 2 khu vực này hầu như khác hẳn nhau, Phía Nam chủ yếu là hàng mỏng, ngắn tay, phía Bắc thì phong phú hơn ngoài hàng mỏng còn có cả hàng dầy, hàng thể thao... Từ năm 1998 Công ty đã có kế hoạch nghiên cứu và sản xuất hàng loạt sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng phía Bắc. Đây là một lợi thế của Công ty.
Bên cạnh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, những năm qua có lúc Công ty phải điêu đứng với nạn hàng nhập lậu từ Trung Quốc và Thái Lan qua biên giới phía Bắc và Tây nam tràn vào nước ta khá lớn. Hàng dệt kim nhập lậu vào thị trường Việt Nam chủ yếu là hàng mỏng, chất lượng sợi kém nên chóng rách. Màu sắc, mẫu mã tuy đa dạng nhưng chất
lượng nhuộm màu kém, chóng bạc màu hoặc bị loang lổ. Tuy vậy, mặt hàng này lại bán rất chạy ở thị trường Việt Nam - chủ yếu là do :
- Mẫu mã phong phú, sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi, màu sắc đa dạng, tiện lợi lại nhanh thay đổi mốt.
- Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, có lẽ đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi... mà ở đó người tiêu dùng có thu nhập thấp và trình độ văn hoá dân chí chậm phát triển .
Như vậy việc cạnh tranh với hàng dệt kim nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam là vấn đề rất nan giải và bức bách với nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty Dệt - May Việt Nam. Để cạnh tranh với sản phẩm nhập lậu này Công ty phải có chiến lược về sản phẩm dệt kim nội địa. Phải đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến kỹ thuật công nghệ thiết bị, phải xúc tiến nghiên cứu thị trường, nghiên cứu những nét đặc trưng của người Việt Nam, nghiên cứu dân số, độ tuổi và số lượng trung bình của từng độ tuổi để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt lớn một số loại sản phẩm trên cơ sở đó
52 phải hạ giá thành cho phù hợp với thu nhập của phần đông người tiêu dùng hiện nay.
III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI