III- NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU
2 Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của côngty
Dệt May Hà nội
2.1 Các chính sách MarkettingMix để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm a. Chính sách sản phẩm:
Công ty một mặt trung thành với những sản phẩm truyền thống đã được lưu lại trong trí óc khách hàng. Một mặt nghiên cứu kỹ thị trường sản phẩm dệt may hiện nay mà đặc biệt là tốc độ phát triển rất nhanh của ngành dệt kim những năm gần đây.
Qua nghiên cứu thị trường, Công ty đã đi đến sản xuất loại sản phẩm mới, đó là các loại sợi cotton chải kỹ và pêcô chải kỹ có chuốt parafin với các tỷ lệ pha trộn khác nhau và tung vào thị trường mới đó là các tỉnh phía nam mà đặc biệt là thị trường thành phố Hồ chí minh với gần 7 triệu dân, nơi tập trung nhiều xí nghiệp, công ty với đội ngũ thợ thủ công đông đúc đang từng ngày, từng giờ tìm kiếm việc làm.
Ngành công nghiệp dệt may đang là lĩnh vực thời sự trong nền kinh tế Việt nam, ở thành phố Hồ chí minh hàng tuần đều có các công ty, xí nghiệp may mới ra đời. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Dệt may Việt nam , nước ta hiện nay có khoảng 220 xí nghiệp may công nghiệp với 430.000 máy may cùng nhiều loại máy may chuyên dùng khác. Ngoài ra đã
42 có hơn 30 công ty liên doanh trong nghành may hoạt động nhằm vào thị trường nước ngoài làm đầu ra cho nghành. Như vậy ngành dệt sẽ đóng vai trò tạo ra nguyên liệu cho ngành may, chấm rứt việc đi mua nguyên liệu của nước ngoài như trước đây vẫn làm.
Thực ra việc chiếm lĩnh được thị trường trong nước và nước ngoài những năm gần đây, trước hết phải nói đến chất lượng sản phẩm của công ty phần nào đã đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Đối vơí thị trường trong nước, nhiều nhà sản xuất khi sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu đều phải mua sợi cuả công ty mặc dù giá có cao hơn thị trường bên ngoài. Còn sản phẩm may mặc dệt kim chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài do vậy mà yêu cầu về chất lượng do họ đặt ra.
Trong giai đoạn hiện nay, Công ty chưa có sản phẩm độc quyền trên thị trường mà chỉ mới có các loaị sản phẩm cạnh tranh - sợi chải kỹ 100% cotton và chải kỹ pêcô là những sản phẩm đang cạnh tranh thắng thế ở thị trường trong nước. Các sản phẩm may mặc xuất khẩu ra nước ngoài chưa đủ sức cạnh tranh với những loại sản phẩm được làm ra từ những thiết bị hiện đại và công nghệ hết sức tiên tiến.
b.Chính sách giá cả:
Ta biết, cơ sở tính giá cho bất kỳ sản phẩm nào trước hết phải bắt nguồn từ các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá = Chi phí + Lãi
Tuy nhiên đây là cơ sở cho việc tính giá thành. Thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng tính toán như trên được.
Hiện nay, Công ty khi tiến hành định giá sản phẩm thường kết hợp giữa phương pháp định giá từ chi phí với phương pháp định giá theo thực tế và có những loại sản phẩm áp dụng cả phương pháp định gía theo hệ số Xuất phát từ các loại chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh, công ty định giá bán cho từng loại sản phẩm sau khi đã dự kiến phần lãi. Từ khung
giá cơ bản này của các loại sản phẩm, căn cứ vào nhu cầu của thị trường ở từng thời điểm để tăng hoặc giảm giá.
Trong chính sách giá cả của mình, Công ty áp dụng một số chính sách giá như sau:
+Giá phân biệt theo khả năng thanh toán, tiền trả trước giá thấp hơn tiền trả chậm
+Khách hàng có uy tín, khách chung thuỷ với công ty, khách có ảnh hưởng lớn trên thị trường Công ty bán gía có dễ chịu hơn.
+Tuỳ từng loại sản phẩm có chính sách theo thời vụ, giá tăng khi vào thời vụ và ngược lại.
+Giá có bao bì ,giá vận chuyển đến kho người tiêu dùng.
c- Chính sách phân phối :
Công ty Dệt may Hà nội sử dụng cả 2 loại kênh phân phối vào quá trình phân phối sản phẩm. Có thể mô tả qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ: KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
-Với kênh trực tiếp: Công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không thông qua trung gian. Những sản phẩm này thường là sản phẩm sợi, sản phẩm dệt kim nội địa. Người tiêu dùng đến mua hàng tại kho, cửa hàng, ki ốt của Công ty .
CÔNG TY DỆT - MAY HÀ NỘI
CH giới thiệu SP Đại Người bán Người bán lẻ Người tiêu dùng
44
- Với kênh gián tiếp: Công ty thường bán cho các Công ty có điều kiện buôn bán lớn như nhiều vốn, có phương tiện vận chuyển , có kho hàng... đủ điều kiện cho việc dự trữ hàng hoá và khả năng chi phối về giá cả và những người tiêu dùng không có điều kiện mua trực tiếp sản phẩm tại Công ty thì bắt buộc phải mua sản phẩm tại những nơi này.
Để tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra Công ty đã tìm nhiều biện pháp nhằm phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm dệt kim cụ thể như sau:
- Công ty đã tổ chức 1 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại cổng công ty nhằm mục đích tiêu thụ và quảng cáo sản phẩm, với hình thức này Công ty đã bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và một phần bán buôn cho khách đưa về các tỉnh xa. Công ty còn thuê 1 cửa hàng tại số 110B Lê Duẩn và 1 cửa hàng tại tầng 3 nhà Hàm cá mập - Bờ hồ. Đây là trung tâm buôn bán lớn nên Công ty đã bán được rất nhiều sản phẩm nội địa ở các điểm này.
- Ngoài ra Công ty còn bán hàng qua các đại lý và các cá nhân trung gian, áp dụng hình thức trả hoa hồng, tuy nhiên hình thức trả hoa hồng được áp dụng cho từng loại hình khác nhau:
+ Các đại lý: phải bán đúng giá quy định của Công ty và được hưởng 4% giá trị hàng hoá bán được.
+ Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã cho các cá nhân ký hợp đồng uỷ thác được hưởng 2% doanh số hàng bán, hàng không bán được có thể trả lại cho Công ty.
+ Ngoài ra Công ty còn có thêm hình thức bán ký gửi, Công ty mang hàng đến tận nơi ký gửi nhờ bán và khi nào bán được hàng mới thu tiền. Người nhận ký gửi được hưởng 2% giá trị hàng hoá bán được.
Với các hình thức bán hàng phong phú như vậy đã không ngừng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Những Công ty làm ăn có uy tín thường xuyên tiêu thụ cho Công ty một số lượng lớn sản phẩm trong năm và thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết thì tuỳ theo tính
biến động của cung cầu trên thị trường mà Công ty có thể ưu tiên phân phối hàng hoặc cho độc quyền nếu thấy cần thiết.