ODA của Nhật bản với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của ODA Nhật Bản đối với nền kinh tế một số nước ASEAN (Trang 67 - 69)

I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam.

1.ODA của Nhật bản với Việt Nam.

Nhật Bản bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam vào năm 1975, so với 4 nớc đã nêu ở trên thì muộn hơn cả. Tuy nhiên trớc 1975 chính phủ Nhật bản cũng đã cung cấp tín dụng ODA cho chính quyền Sài Gòn với khối lợng rất nhỏ bên cạnh khoản bồi thờng chiến tranh trị giá 13 tỷ Yên. Sau một thời gian dài thực hiện chính sách "đóng băng" đến 1992 Nhật Bản nối lại hoàn toàn viện trợ cho Việt Nam, ODA của Nhật Bản tăng dần và hiện nay đang đứng đầu các nhà tài trợ cho Việt Nam kể từ 1995.

1.1.Giai đoạn 1975-1978:

Trong giai đoạn này hoạt động ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chỉ gồm các khoản viện trợ không hoàn lại dới dạng máy móc, thiết bị, vật t, hàng hóa.

Trong hai năm 1975-1976, chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp viện trợ không hoàn lại đầu tiên cho Việt Nam thông qua việc cung cấp máy đào, xúc, san nền trị giá 8,5 tỷ yên. Sang năm 1976, Nhật Bản tiếp tục tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 5 tỷ yên dới hình thức cung cấp thiết bị và nguyên liệu cho một nhà

máy sản xuất xi măng có tổng trị giá là 5 tỷ yên. Tổng số 13,5 tỷ yên này là không lớn và theo các nhà nghiên cứu khoản viện trợ này chính là khoản bồi thờng chiến tranh cho Việt Nam, mà có lẽ nó phải đợc thực hiện trớc đó rất lâu. Mặc dù khi các nhà kinh tế đa ra những nhận định nh trên Chính phủ Nhật Bản không chính thức thừa nhận nh vậy. Song điều quan trọng hơn cả là chơng trình tài trợ trong hai năm 1975-1976 đã có ý nghĩa nh là điểm mốc đánh dấu sự khởi đầu cho mối quan hệ Nhật- Việt.

Tháng 8/ 1977 học thuyết Fukuda đợc công bố, đa ra chính sách ngoại giao Đông Nam á mới của Nhật Bản. Cùng với sự mở rộng và củng cố hợp tác ngoại giao kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội với khu vực ASEAN, Nhật Bản tiếp tục mở rộng ảnh hởng nhiều mặt của họ ra các nớc Đông Dơng thông qua sự đóng góp về kinh tế, giúp các nớc này tái thiết đất nớc sau chiến tranh và Nhật Bản chủ tr- ơng duy trì một vai trò chính trị trông qua hành động nh là chiếc cầu nối giữa ASEAN và các quốc gia Đông Dơng.

Tháng 4/ 1978, Chính phủ Nhật Bản tài trợ không hoàn lại số thiết bị và hàng hóa (sợi bông, sợi tổng hợp, thiết bị phân phối điện) trị giá 4 tỷ yên cho Chính phủ Việt Nam. Đồng thời Nhật Bản muốn gắn trách nhiệm hoàn trả 15,5 tỷ yên mà chính quyền Sài Gòn vay trớc đó cho Chính phủ Việt Nam. Sau hai năm thơng lợng, bàn cãi, cuối cùng hai nớc cũng đã đạt đến một thoả thuận, ký kết một ghi nhớ về "hoàn trả tín dụng và nợ". Sau khi bản ghi nhớ này đợc ký kết tình hình diễn ra rất thuận lợi. Tháng 7/1978 một khoản tín dụng hàng hóa 10 tỷ yên cho Chính Phủ Việt Nam đã đợc thực hiện dới dạng phân bón, sợi, thiết bị điện tử, dụng cụ sản xuất, thuốc, xi măng, hóa chất và cao su.Thế nhng việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh xóa bỏ chế độ diệt chủng Pônpốt là lý do trì hoãn việc cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam.

Biểu 12:ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1975-1978:

Đơn vị: tỷ yên

Năm Tài trợ không hoàn lại Tài trợ tín dụng

1975 8,5 0

1976 5 0

1978 4 10( Nguồn: Japan Annual Report : 1978)

Một phần của tài liệu Vai trò của ODA Nhật Bản đối với nền kinh tế một số nước ASEAN (Trang 67 - 69)