Xu hớng toàn cầu hóa kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của đổi mới chinh sách thương mại đến ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây - Đỗ Thuý Hằng (Trang 85 - 90)

1. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá kinh tế đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.

Thơng mại thế giới đang chuyển từ chế độ bảo hộ gắt gao và kìm hãm nền kinh tế sang trào lu tự do hoá thơng mại. Quá trình tự do hoá thơng mại làm cho nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hớng toàn cầu hoá và khu vực hoá.

Ngày nay các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đã từng bớc tạo lập nên các mối quan hệ song phơng và đa phơng nhằm từng bớc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, nhằm đa lại lợi ích cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế là biểu hiện cho toàn cầu hoá và khu vực hóa đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây. Vào đầu những năm 90 và đặc biệt năm 1992, một hiện tợng phổ biến diễn ra trên thế giới là sự hình thành các khu vực kinh tế. Đây là biểu hiện của xu hớng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá nền kinh tế đó là sự phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, dẫn đến sự liên kết phụ thuộc lẫn nhau, hình thành mối quan hệ mang tính chỉnh thể toàn cầu. Việc thực hiện quá trình này phải thông qua vai trò chủ thể cơ bản là các quốc gia, mối quốc gia lại có đặc điểm riêng, lợi ích riêng, có vai trò, vị trí khác nhau trên trờng quốc tế. Toàn cầu hoá phản ánh đúng sự phát triển nhảy vọt và sự quốc tế hoá cao độ của lực lợng sản xuất, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức, kinh tế toàn cầu trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế vẫn đang là một vấn đề mới, vẫn đang trong quá

trình phát triển cho nên nhận thức của từng quốc gia, từng khu vực, từng cá nhân về bản chất, nội dung và đặc điểm của toàn cầu hoá kinh tế hoàn toàn không giống nhau. Chính vì thế, mỗi quốc gia tìm cách thích ứng với tình hình, vừa áp dụng những thành tựu của sự phát triển kinh tế thế giới để hoà nhập, đồng thời phát huy tiềm năng tối đa của quốc gia, củng cố, duy trì vai trò, vị trí ảnh hởng của mình, bảo vệ lợi ích của dân tộc.

Toàn cầu hoá bao gồm hai xu hớng: một là, phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia để thâm nhập, phụ thuộc lẫn nhau; hai là, xu hớng duy trì, bảo vệ, củng cố, phát triển lợi ích quốc gia. Hai xu hớng này bổ sung lẫn nhau, chế ớc lẫn nhau. Cơ sở kinh tế của mỗi quốc gia là bộ phận cấu thành khăng khít, một khâu quan trọng trong quá trình vận hành của guồng máy kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hoá tăng cờng mạnh mẽ khi vai trò độc lập, năng lực vận hành nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển không ngừng. Ngợc lại, toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những điều kiện khách quan, môi trờng thuận lợi cho nền kinh tế các quốc gia phát triển. Bảo vệ, củng cố vai trò độc lập, phát triển nền kinh tế các dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự xâm nhập, liên kết giữa các quốc gia là kết cấu hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế.

Nền kinh tế thế của mỗi quốc gia, cũng nh toàn cầu hoá có nhu cầu chung đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế. Nhng bản thân nó lại chịu sự tác động của nhiều xung lực luôn tạo ra biến động. Hiện nay, nhiều nớc trên thế giới vận dụng cơ chế thị trờng, nhng vẫn sử dụng vai trò của Nhà nớc để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Đối với thị trờng toàn cầu, vai trò điều tiết của tổ chức quốc tế yếu ớt. Tính tự phát trên quy mô toàn cầu của cơ chế thị trờng thoát khỏi điều tiết cục bộ của từng quốc gia, gây nên những biến động to lớn. Những biến động đã làm cho cả thế giới phải quan tâm; sự rối loạn của hệ thống tài chính quốc tế vào năm 1929 đã dẫn đến cuộc đại suy thoái vào những năm 30. Đầu những năm 90, thị trờng chứng khoán Nhật Bản bùng nổ, làm thất thoát ớc chừng 500 tỷ USD và làm nền kinh tế Nhật Bản lâm vào vòng suy thoái. Tháng

02/1994, việc thay đổi tỷ suất đồng Pexo ở Mexico làm cho thị trờng thế giới chao đảo mạnh mẽ.

Sự vận động của nhiều nhân tố trên đã làm thay đổi nội dung, tính chất, cơ cấu quan hệ kinh tế quốc tế và vai trò của mỗi quốc gia. Thị trờng quốc tế tỏ ra hạn chế trớc sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu. Sự đơn lẻ của Nhà nớc tỏ ra bất lực trớc những rủi ro, những biến động của nền kinh tế thế giới, cũng nh năng lực quá nhỏ bé trớc những vấn đề lớn nh môi trờng sinh thái, nan nghèo đói, bệnh hiểm nghèo Quốc gia nào cũng phải đối phó với sức cạnh tranh trên… phạm vi toàn cầu. Sức cạnh tranh này ngày càng mở rộng và gay gắt, có khả năng đe dọa cả sự tồn vong của dân tộc. Nếu đứng riêng rẽ, sự cạnh tranh rơi vào trạng thái thiếu an toàn. Các dân tộc cần tạo ra môi trờng an ninh kinh tế, tăng cờng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do đó, từ điều kiện gần gũi về địa lý, có mối giao lu về văn hoá, các nớc liên kết với nhau theo khu vực và tiên tới hội nhập toàn cầu. Chính vì thế, toàn cầu hoá kinh tế là một tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trong thời kỳ mới.

2. Việt Nam trên con đờng hội nhập kinh tế thế giới.

Không nằm ngoài quy luật phát triển kinh tế của thế giới, Việt Nam đang và sẽ huy động mọi tiềm lực của đất nớc để từng bớc hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển cũng nh không ít những thách thức.

Xu thế tự do hoá thơng mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trờng xuất khẩu để khai thác tối đa lợi thế có sẵn của đất nớc. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trờng tiềm năng, có nhu cầu nhập khẩu lớn nh Mỹ, EU, Nhật Bản nhờ gỡ bỏ đợc thế bao vây cấm vận, phân biệt đối xử trớc đây của nớc phát triển (đứng đầu là Mỹ) đối với Việt Nam

và đợc hởng các chế độ u đãi của các nớc này dành cho hàng hoá của các nớc đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi nh nớc ta. Tham gia toàn cầu hoá, khu vực hoá tạo điều kiện mở rộng thị phần cho hàng hoá của nớc ta ở các nớc đang phát triển, đặc biệt là đối với các nớc ở trong khu vực và các nớc có quan hệ buôn bán truyền thống.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thị trờng trong và ngoài nớc. Nhờ hiệu ứng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu, doanh nghiệp có thể giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, nhờ nhập khẩu đợc các nguyên liệu đầu vào với giá thế giới thấp hơn trớc đây nên giá thành sản xuất cũng giảm đáng kể, từ hai yếu tố này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng hoá. Hơn nữa, chúng ta có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ cao của các nớc phát triển để đầu t vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lợng của sản phẩm, làm cho sản phẩm của ta đáp ứng đợc các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng nh vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức cũng nh khó khăn. Khó khăn lớn nhất của nớc ta hiện nay là năng lực cạnh tranh ở các cấp độ đều thấp trong khi tự do hoá ngày càng sâu rộng đẩy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Trớc hết, khi tham gia vào tự do hoá thơng mại, chúng ta phải loại bỏ, giảm bớt các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nớc, đặt các doanh nghiệp của ta vào vị trí bất lợi vì không còn đợc Nhà nớc yểm trợ nh trớc đây. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh không khoan nhợng của các nớc trong khu vực và thế giới bởi các mặt hàng xuất khẩu của ta đều là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ASEAN, Trung Quốc, trình độ công nghệ của ta còn lạc hậu, trình độ quản lý còn yếu kém, doanh nghiệp cha chú ý đến việc nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm mới có mẫu mã, kiểu dáng và chất lợng khác biệt.

Hơn nữa, tham gia vào tự do hoá thơng mại thế giới làm tăng mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nớc ta vào các biến động quốc tế, đặc biệt là vào tốc độ tăng trởng kinh tế của các nớc phát triển. Việc ban hành các hàng rào phi thuế quan mới nh những hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định về lao động làm hạn chế rất lớn đến khả năng thâm nhập của hàng hoá nớc ta vào thị trờng các nớc phát triển.

Mặc dù vậy, Việt Nam đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập.

Hiện nay chúng ta đang không ngừng mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phơng và đa phơng với các nớc và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực nh ASEAN, APEC và đang cố gắng gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất. Chúng ta đổi mới thành công, duy trì đợc tốc độ tăng trởng cao, đang cải thiện thể chế kinh tế thị trờng đầy đủ, đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo ra môi trờng đầu t kinh doanh thông thoáng và thuận lợi. Khung pháp luật, chính sách về đầu t nớc ngoài tại Việt Nam liên tục đợc hoàn thiện, thông thoáng và đợc đánh giá là có sức hấp dẫn hơn. Nhiều lĩnh vực và hình thức đa dạng mở ra cho các nhà đầu t nớc ngoài nh cho phép đầu t theo công ty cổ phần, niêm yết trên thị trờng chứng khoán…

Về yếu tố con ngời, chúng ta có gần 45 triệu ngời lao động, phần lớn là lực lợng trẻ chiếm gần 2/3. Kỹ s, lao động ở Việt Nam có mức lơng thấp hơn so với các nớc trong khu vực nhng trình độ, kỹ năng lại không thua kém bao nhiêu. Lao động của Việt Nam, nhất là lực lợng trẻ rất ham học hỏi và có khả năng nắm bắt nhanh, đặc biệt những lĩnh vực mới nh công nghệ thông tin, phần mềm, máy tính.

Nhìn chung, Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của đổi mới chinh sách thương mại đến ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây - Đỗ Thuý Hằng (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w