Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 27 - 30)

4. Các nhân tố ảnh hởng đến quan hệ vay vốn của Tổng Công ty Nhà nớc và NHTM:

4.1. Về phía doanh nghiệp:

a/ Năng lực thị trờng của doanh nghiệp:

Biểu hiện ở các mặt nh: Khối lợng sản phẩm tiêu thụ với chất lợng sản phẩm nh thế nào, có phù hợp với thị hiếu khách hàng không, có đáp ứng đợc yêu cầu thị trờng không? Vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế nh thế nào?

Đối với thị trờng trong nớc và quốc tế ra sao? Quá khứ, hiện tại và tơng lai phát triển của doanh nghiệp cũng nh ngành kinh tế đó? Hệ thống mạng lới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nh thế nào? Mối quan hệ đối với các bạn hàng, đối tác? Năng lực thị trờng của doanh nghiệp biểu hiện và đợc lợng hóa qua tiêu thức cơ bản là sự phát triển của doanh số tiêu thụ sản phẩm. Doanh số tiêu thụ biểu hiện khả năng phát triển thị trờng của sản phẩm và nó cho biết khả năng phát triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu năng lực thị trờng của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng đầu t, định hớng đầu t của doanh nghiệp nhằm kiểm tra sự phù hợp của các phơng án đầu t với các khả năng sản xuất. Năng lực thị trờng càng cao, nhu cầu đầu t càng lớn, rủi ro thị trờng của doanh nghiệp càng nhỏ càng có điều kiện mở rộng hoạt động vay vốn.

b/ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định, cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, các nhu cầu đầu t trớc đây đạt hiệu quả nh thế nào? Năng lực sản xuất cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự thích ứng của quy mô ấy với thị trờng, cho biết cơ cấu và khả năng làm chủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Phối hợp nghiên cứu giá thành với năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho thấy tính cấp thiết và nhu cầu phải đầu t mới.

Năng lực thị trờng và năng lực sản xuất tạo nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Một trong những điều kiện tín dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi, có năng lực sản xuất và quản lý đáp ứng một trình độ nhất định theo yêu cầu của thị trờng.

c/ Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lợng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng thờng quy định một tỷ lệ cụ thể tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tơng ứng với khối lợng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án vay vốn.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là sự so sánh giữa số tiền có thể thanh toán và các khoản nợ phải thanh toán. Việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp xếp theo tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động cho vay.

d/ Năng lực quản lý của doanh nghiệp

Doanh nghiệp vay vốn phải có bộ máy có năng lực quản lý phù hợp. Khi quyết định cho vay với một doanh nghiệp, ngân hàng đã quyết định gắn bó hoạt động của mình với doanh nghiệp và hi vọng vào sự gắn bó đó trong tơng lai. Vì vậy, việc thẩm định khả năng của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá đợc những ngời quản lý này có khả năng xoay sở trong mọi tình huống hay không là một điều cần thiết để quyết định cho vay. Sự thành bại của một doanh nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào khả năng thích nghi với môi trờng kinh doanh của bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý tồi thì ngân hàng không thể bỏ vốn cho vay trung, dài hạn đợc, do vậy nghiên cứu từng ngời cụ thể trong bộ máy quản lý và các mối quan hệ xã hội, quan hệ nội bộ của bộ máy quản lý là một việc cần làm và làm chu đáo trớc khi quyết định có nên cho vay hay không?

e/ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm

Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với quyền sở hữu một khối lợng tài sản nhất định, quyền sở hữu tài sản biểu hiện ở khả năng pháp lý doanh nghiệp đợc khai thác, thay đổi cơ cấu, đầu t mới nói gọn là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản đó. Giá trị tài sản, chất lợng, cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp sở hữu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đo lờng giá trị doanh nghiệp và quyết định khối lợng tín dụng. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với năng lực pháp luật của doanh nghiệp và khả năng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện biện pháp đảm bảo tín dụng. Tài sản làm đảm bảo càng có tính lỏng cao, sự biến động giá trị thấp, chu kỳ sống càng dài, giá trị càng cao

so với khối lợng vốn vay càng làm cho việc đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng tạo khả năng mở rộng hoạt động cho vay.

f/ Sự đáp ứng của dự án, phơng án đối với tiêu chuẩn vay vốn

Phơng án, dự án đầu t phải đáp ứng tiêu chuẩn vay vốn là: Phải thuyết minh đợc tính cần thiết, mục đích và kết quả của dự án, phơng án, sự phù hợp của quá trình đầu t với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tình hình quy hoạch; có vốn tự có tham gia vào tổng giá trị đầu t, có khả năng hoàn trả vốn, có khả năng hoàn trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi từ dự án và từ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp (chất lợng của phơng án, dự án vay).

Điều kiện vay vốn quyết định khả năng thiết lập quan hệ vay vốn, tiêu chuẩn vay vốn quyết định quy mô của quan hệ này. Tiêu chuẩn vay vốn càng cao, khả năng mở rộng càng hạn chế, khả năng thu hút khách hàng càng thấp nhng tính an toàn cao, ngợc lại tiêu chuẩn tín dụng càng thấp thì có thể mở rộng đợc hoạt động tín dụng nhng mức an toàn thấp. Việc đa ra tiêu chuẩn vay vốn gắn chặt với chiến lợc cho vay vốn, chính sách khách hàng, cơ chế cho vay và nó ảnh hởng rất lớn đến yêu cầu mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w