Giải pháp trong công tác tổ chức và đào tạo cán bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 90 - 92)

II. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty

6. Giải pháp trong công tác tổ chức và đào tạo cán bộ.

Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực và đào tạo để xây dựng và thu hút đợc một đội ngũ nhân viên tiên tiến, tinh thông nghiệp vụ và trung thành với ngân hàng, đủ sức phục vụ Tổng Công ty Nhà nớc theo hớng sau:

6.1. Ban hành quy chế tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng

Yêu cầu đối với cán bộ tín dụng nh sau :

- Nắm vững quy trình, thủ tục, biện pháp kĩ thuật nhgiệp vụ tín dụng.

- Biết thu thập xử lý các thông tin cần thiét phục vụ cho việc đánh giá khác hàng, phơng án, dự án.

- Nắm vững chủ trơng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đát nớc, của ngành, của địa phơng có liên quan đến dự án, phơng án và doanh nghiệp.

- Hiểu sâu luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ngoài ra còn phải hiểu biết nhất định về một số luật khác có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

- Nắm bắt đợc tình hình kinh tế, xã hội của thế giới, của những nớc có liên quan đến xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Nhà nớc hoặc dự án, phơng án vay vốn của Tổng Công ty, đơn vị thành viên.

- Nắm đợc cơ bản tình hình kinh tế, xã hội, tài chính, kỹ thuật và thị trờng liên quan đến lĩnh vực đợc giao.

- Nắm vững phơng pháp phân tích năng lực tài chinh, thẩm định khách hàng, đánh giá một dự án, một phơng án, một món vay.

- Cán bộ tín dụng còn cần đức tính trung thực, có bản lĩnh và có phong cách làm việc khẩn trơng, khoa học.

Cần gấp rút đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ tín dụng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn theo hớng:

- Đào tạo về phơng pháp điều tra, thu thập thông tin về khách hàng; phơng pháp phân tích tín dụng trong đó đi sâu vào nghiệp vụ phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và năng lực tài chính, các phơng pháp phân tích ngành kinh tế và hệ thống pháp luật.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ về giám sát khách hàng vay vốn.

- Nâng cao trình đọ nghiệp vụ về đánh giá doanh nghiệp, đánh giá tài sản làm đảm bảo tín dụng.

- Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp lý cho cán bộ. - Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.

6.2. Tổ chức và sắp xếp cán bộ.

Tiến hành rà soát, đánh giá phân loại cán bộ trên cơ sở sắp xếp lại hợp lý nhằm phát huy trình độ năng lực của từng cán bộ theo hớng:

- Lựa chọn và bố chí cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ, có thái độ phong cách dịch tốt,có tinh thần trách nhiệm cao trực tiếp cho vay và quản lý các Tổng Công ty và đơn vị thành viên.

- Cần chuyên môn hoá sâu hơn về ngành nghề và pháp lý. Bằng cách tập trung nguồn lực phát triển chuyên môn hoá, đẻ có sự hiểu biêt chi tiết hơn về lĩnh vực mà ngân hàng đầu t, điều đó không chỉ đảm bảo cho ngân hàng có thể dễ dàng xác định những khách hàng có rủi ro cao của từng lĩnh vực mà còn có thể dễ dàng xác đinh xu hớng của mỗi ngành cụ thể, do đó khi phát hiện một ngành nghề đang đi xuống ngân hàng có thể chuyển hớng hạn chế cho vay lĩnh vực này.

6.3. Sử dụng chuyên gia tín dụng.

Đối với các khoản vay lớn, các dự án lớn, phức tạp của khách hàng lớn, hoạt động đa dạng thi một cán bộ dù giỏi đến đâu cũng khó có thể thẩm định đ- ợc đầy đủ, chính xác các mặt khác nhau của khách hàng và dự án. Vì vậy vấn đề sử dụng chuyên gia (nhất là chuyên gia ngoài ngành ngân hàng) là cần thiết, việc tập hợp đội ngũ cộng tác viên ngoài ngân hàng phục vụ cho thẩm định cần có quy chế gắn lợi ích và trách nhiệm nhằm tận dụng đợc kiến thức của các chuyên gia trong thẩm định đồng thời ngăn ngừa lộ bí mật và đầu t công nghệ của khách hàng. Việc tập hợp đội ngũ chuyên gia cho thẩm định các dự án lớn góp phần quan trọng nâng cao chất lợng thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w