Về phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

4. Các nhân tố ảnh hởng đến quan hệ vay vốn của Tổng Công ty Nhà nớc và NHTM:

4.2. Về phía ngân hàng:

a/ Lãi suất:

Việc áp dụng lãi suất khác nhau ở từng dự án là quan trọng nhằm khuyến khích cả ngân hàng, cả khách hàng vay vốn. Ví dụ: Doanh nghiệp có tài sản làm đảm bảo tiền vay, trong chi phí vay vốn ngoài lãi suất vay vốn, doanh nghiệp còn chịu thêm các khoản lệ phí làm thủ tục thế chấp, cầm cố... Vì vậy, ngân hàng khi cho vay có đảm bảo là làm giảm độ rủi ro nên việc áp dụng lãi suất thấp hơn cho vay không có đảm bảo là hợp lý.

Khi dự án, phơng án của doanh nghiệp có lợi nhuận cao nếu khả năng rủi ro có thể là cao nhng cha vợt giới hạn của mặt bằng rủi ro mà NHTM xác định. Lãi suất cao hơn có thể vẫn khuyến khích NHTM cho vay. Việc đa ra mặt bằng rủi ro cho các dự án, phơng án và việc cho phép áp dụng linh hoạt lãi suất tuỳ

mức độ rủi ro, thời hạn và khối lợng vốn vay là một trong những điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay.

b/ Nguồn vốn cho vay:

Tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu để cho vay, mỗi loại tiền gửi, tiền huy động có đặc điểm riêng về tính chất biến động. Mức độ biến động của các nguồn huy động quyết định kết cấu tài sản dự trữ, cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. Vì vậy, việc mở rộng cho vay trớc hết phải đảm bảo cân đối với nguồn vốn tơng ứng. Hoạt động về vốn chứa đựng hai loại rủi ro là rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất, vì vậy trong nguyên tắc quản trị tài chính có nguyên tắc cân bằng về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn tức là vốn ngắn hạn dùng để cho vay ngắn hạn, vốn trung dài hạn dùng để cho vay trung dài hạn. Ngoài nguồn vốn trung, dài hạn ra các ngân hàng còn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo một tỷ lệ quy định.

c/ Vốn chủ sở hữu của ngân hàng:

Đối với một NHTM, việc mở rộng cho vay còn phụ thuộc vào tơng quan giữa vốn tự có ngân hàng với tổng khối lợng vốn huy động và phụ thuộc mức khống chế vốn vay đối với một khách hàng. Theo Luật các tổ chức tín dụng quy định tổng d nợ cho vay một khách hàng không vợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó và giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc quy định tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tài sản có. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của ngân hàng quyết định khối lợng tín dụng tối đa cho một doanh nghiệp, quyết định khả năng huy động vốn tối đa của ngân hàng.

Vì vậy, mở rộng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của ngân hàng là tiền đề để mở rộng hoạt động cho vay.

d/ Năng lực thẩm định dự án đầu t

Thẩm định dự án đầu t là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu t. Năng lực thẩm định tín dụng trớc khi cho vay là yếu tố quyết định đảm bảo chất lợng tín dụng do giảm trừ “Lựa chọn đối nghịch”. Trong

thời gian vừa qua, trình độ thẩm định dự án về phơng diện tài chính tại các NHTM Việt Nam đã đợc nâng cao nhng trình độ thẩm định về phơng diện kỹ thuật vẫn còn hạn chế, đặc biệt các dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, phức tạp. Thẩm định kỹ thuật hiện nay chủ yếu dựa vào ý kiến của khách hàng và sự hiểu biết ít ỏi của cán bộ thẩm định, cha có bộ phận chuyên trách. Nếu ngân hàng muốn có những ý kiến hoặc sự t vấn từ những cơ quan trung gian chuyên sâu thì cũng cha có công ty t vấn đủ trình độ để cung cấp dịch vụ. Do hạn chế này nên đã ảnh hởng đến quyết định vay vốn ngân hàng, nhất là đối với thẩm định các dự án lớn của các TCT .

e/ Năng lực giám sát và xử lý tín dụng

Trong điều kiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn còn lớn, đặc biệt trong tín dụng đầu t phát triển, chất lợng công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp còn hạn chế thì công tác giám sát tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lợng tín dụng nh ban đầu dự toán. Theo dõi sát sao và quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiền vay là biện pháp quan trọng ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thêm vào đó, ngân hàng sẽ sử dụng biện pháp đảm bảo tiền vay để hỗ trợ hạn chế tình trạng xảy ra rủi ro đạo đức trong quan hệ tín dụng. Cụ thể nh việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba. Đây là hình thức áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Khi phát hiện dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ, ngân hàng phải kịp thời đa ra các giải pháp tháo gỡ để hai bên cùng bàn bạc, xử lý nhanh chóng, hạn chế việc kéo dài gây tổn thất cho cả ngân hàng và khách hàng. Nâng cao năng lực giám sát và xử lý tín dụng chính là biện pháp nâng cao chất lợng và mở rộng hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các Tổng công ty Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w