Nghiên cứu trong ngoài nƣớc về che phủ đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 25 - 30)

+ Ở Thái Lan, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản, người ta trồng xen lúa nương, ngô, lạc, đu đủ và việc này đã đem lại hiệu quả cao (Nilnond C., Suthipradit S. et al, 1995) [90].

Luân canh sắn với đậu Tribu, lạc sau 5 năm sắn vẫn cho năng suất 20,9 tấn/ha. Trong đó sắn thuần chỉ đạt 16,8 tấn/ha. So với năm đầu thì năng suất sắn đạt 87% ở công thức luân canh và 44% ở công thức trồng thuần. Dùng cây Muồng sợi (Crotalaria Jun cea) làm phân xanh và phủ đất, năm 1998 các tác giả thu được năng suất sắn cao nhất. Nếu trồng Đậu kiếm (C.ensiformis ) xen với sắn, sau hai tháng cắt tủ cho sắn, năng suất sắn tăng cao bằng đầu tư phân khoáng cao.

+ Ở Inđônêxia, trên đất có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 22o nếu được trồng cây hàng năm với các biện pháp trống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức; còn trồng băng xanh hay cây cỏ lâu năm trên sườn dốc

200 – 30o

thì có thể trồng cây hàng năm và cây ăn quả. Ở miền Đông Inđônêxia, đã áp dụng phương thức canh tác sau để đảm bảo an toàn lương thực. Trong phương thức canh tác này, thành phần các loại cây là: Băng cây xanh họ đậu tạo nên thảm thực vật để giữ đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng. Đồng thời cũng mang lại lợi ích khác như làm thức ăn cho gia súc và củi đun. Những cây này chủ yếu là cây mồng hoa pháo, keo dậu, đậu công…Các loại cây giống này có thể trồng trên các loại đất nghèo dinh dưỡng và luân canh bỏ hoá, có thể sử dụng lâu dài, lượng sinh khối chúng đem lại khá lớn. Rừng gia đình là một bộ phận quan trọng của hệ thống canh tác này, trong rừng gia đình người dân trồng các loại cây gỗ mọc nhanh hay mọc chậm tuỳ theo điều kiện đất đai và nhu cầu của họ. Thường dùng các loại cây như: Keo, gụ…không chỉ đóng góp cho thu nhập gia đình mà còn bảo vệ nguồn nước dưới chân đồi và đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng khác. Nhờ có băng xanh, việc trồng cây hàng hoá lâu năm cũng được cải thiện, làm tăng năng suất dẫn đến tăng thu nhập cho người dân.

+ Ở Philippines, những phương thức sử dụng đất dốc rất có hiệu quả đã được Trung tâm Phát triển đời sống Nông thôn Baspit Mindanao tổng kết hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 cho tới nay.

+ Mô hình SALT1 (Sloping Agricultural Land Technology): đây là mô hình dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất để sản xuất lương thực, kỹ thuật canh tác trên đất dốc với cơ cấu: 25% cây lâm nghiệp, 25% cây lưu niên, 50% cây nông nghiệp hàng năm.

+ Mô hình SALT2 (Simple Agro-Livestock Technology):đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1) nói trên bằng cách dùng một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo ph ư ơ ng thức nông súc kết hợp. Bố trí như sau: 40% dùng để sản

xuất nông nghiệp, 20% là cây lâm nghiệp, 20% cây thức ăn và cỏ để chăn nuôi, phần còn lại làm nhà và chuồng trại.

+ Mô hình SALT3 (Sustainable Agro-forestry Land Technology) kỹ thuật trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất cây lương thực thực phẩm. Trong SALT3 việc dành phần đất ở sườn dươí và chân đồi để trồng các băng cây lư ơ ng thực xen với các hàng rào xanh cây cố định đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sườn lên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục hồi. Bố trí đất sử dụng như sau: 40% dùng cho nông nghiệp, 60% dùng cho lâm nghiệp. Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao về nhân lực và vốn.

+ Mô hình SALT4 (Small Agro- fruit Livehood Technology): Đây là mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cây ăn quả quy mô nhỏ và có cơ cấu sử dụng đất: 60% cây lâm nghiệp, 15% cây nông nghiệp, 25% cây ăn quả. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao về vốn, nhân lực và kỹ thuật canh tác.

Gần đây, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) đang khuyến cáo áp dụng một hệ thống canh tác hợp lí trên đất dốc, đó là hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH). Theo hướng này trồng cây nông nghiệp, cây rừng và chăn nuôi được phát triển trên cùng vạt dốc phù hợp điều kiện sinh thái và cho hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu Quản lý đất dốc(IBSRAM) đã thành lập mạng lưới với tên gọi “Sử dụng và quản lý đất dốc Châu Á” nhằm nghiên cứu quản lý đất dốc để phát triển ở Châu Á. Mạng lưới bao gồm các nước: Inđonêxia, Malaixia, Nepan, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Một trong những thực trạng của các nước này là canh tác không hợp lý trên đất dốc nên đã gây thoái hoá trên diện rộng. Các nghiên cứu được tiến hành với một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Theo kết quả nghiên cứu của Wirat M.và Wina S. (1980) [100] thì phủ cho lạc trên đất dốc, nước trời làm tăng năng suất lạc cả những năm hạn hán. Mặt khác đây là kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao, chống xói mòn đồng thời cũng cải thiện lý tính và hoá tính đất.

+ Che phủ cỏ cho ngô ở Nigeria làm giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con ở độ sâu 5 cm là 50 C so với không phủ trong mùa nắng. Năng suất ngô ở công thức phủ cỏ tăng trung bình là 657 kg/ha so với không phủ (Adeofe K. B, 1984) [70].

+ Ở Đài Loan, khi trồng dứa người ta sử dụng một loại giấy đặc biệt mà ánh sáng, không khí đi qua được để phủ lên mặt đất để vừa bảo vệ đất, vừa chống cỏ dại, còn dứa trồng vào các lỗ khoét sẵn.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và cộng sự (1991) về mô hình canh tác ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả của một số mô hình canh tác đất dốc như sau:

+ Ở công thức trồng băng xanh lâu năm trên đường đồng mức (để cắt dòng chảy và chống xói mòn), trồng xen lạc với sắn và sử dụng phân hoá học là 60kg N + 60kg P205 + 120kg K20 / ha (công thức I) cho cả tổ hợp cây trồng đã cho hiệu quả so với đối chứng. Trồng cây phân xanh không xen lạc và không bón phân hoá học: Mức độ che phủ là 85,6% còn đối chứng chỉ là 11,7% (tăng 7,3 lần). Xói mòn đất giảm 4,5 lần, lượng chất xanh thu được làm phân bón là 8,24 tấn/ha. Sau 3 năm nghiên cứu, ở công thức thí nghiệm tăng C tổng số, tăng dung tích hấp thụ của keo đất, tăng độ pH lên 0,5 đơn vị, giảm ion AL3+, giảm dung trọng đất tăng độ xốp so với đối chứng và so với đất trước khi thí nghiệm. Năng suất chất khô ở công thức I tăng dần qua các năm so với công thức đối chứng. Năng suất Lạc củ đạt 6,43 tạ/ha, năng suất Sắn củ đạt 66,1 tạ/ha còn đối chứng chỉ là 36 tạ/ha. Từ đó cho thấy hiệu quả của công thức thí nghiệm là rất lớn, lãi thuần tăng 1,9 lần so với công thức đối chứng.

Hệ thống cây trồng ngắn ngày có cây đậu đỗ là một hệ thống có hiệu quả bảo vệ cho thu nhập nhanh trên đất dốc trong khi chờ chuyển sang trồng cây dài ngày, cây ăn quả. Theo Phạm Thanh Hải (1995) duy trì hệ thống cây trồng ngắn ngày trong đó kết hợp cây hoa màu, cây họ đậu với các băng cây chống được xói mòn (Dứa, sả) sắn-đậu tương - băng chống xói mòn, lạc - ngô - băng chống xói mòn. Hệ thống cây trồng này cho hiệu quả lớn hơn 6 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập thuần trên 3 triệu đồng/ha/năm. Băng chống xói mòn và các loại cây đậu đỗ có tác dụng giữ đất, chống xói mòn và nâng cao độ phì. Tác giả đi sâu phân tích về: Quan điểm tính bền vững, hệ thống sử dụng đất bền vững, kỹ thuật sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá về tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất.

Như vậy, những nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp đã trở thành nội dung quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp trên đất dốc. Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình (1987) đã tổng kết mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, công trình đã tổng hợp đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của các mô hình trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng.

Vấn đề sử dụng đất đai gắn với việc bảo vệ độ phì của đất và môi trường ở Trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam đã được Lê Vĩ đề cập đến trên các khía cạnh sau: “Tiềm năng đất vùng Trung du, hiện trạng sử dụng đất vùng Trung du, các kiến nghị về sử dụng đất bền vững”.

Trong những năm gần đây Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam cùng với các viện, trường khác tiến hành nghiên cứu về sử dụng đất dốc hiệu quả bền vững.

+ Tác giả Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn và Andre Chabanne (2004) trong công trình nghiên cứu của mình đã đề cập đến các vấn đề: Tư duy về nông nghiệp bền vững trên đất dốc, giới thiệu một số biện pháp chính mà nông dân miền núi đã áp dụng nhằm canh tác đất dốc bền vững, đưa ra quan

điểm mới về sử dụng và quản lý đất dốc, nguyên tắc khắc phục, một số giải pháp trong sử dụng và quản lý đất dốc và khuyến cáo nhiều kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững.

+ Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2003) Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá, trong báo cáo hội thảo quốc gia về nghiên cứu và phát triển nông nghệp bền vững vùng cao, đã đề cập tới 3 nội dung chính:

+ Hiện trạng quản lý, sử dụng đất miền núi. + Tình hình xói mòn, suy thoái đất miền núi.

+ Các biện pháp bảo vệ, cải tạo độ phì nhiêu của đất.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đang triển khai một số chương trình lớn như “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi phía Bắc” trong đó có đề tài

“Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường”, và chương trình “Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi phía Bắc Việt Nam” (SAM) phối hợp với một số tổ chức quốc tế như CIRAD, IRD, IRRI,..., trong đó quan tâm đặc biệt đến các kỹ thuật che phủ đất, sử dụng các loài cây che phủ và các kỹ thuật nông lâm kết hợp.

Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái hoá đất, cạn kiệt nguồn tài nguyên đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đặc biệt là tăng khả năng sản xuất của đất, tăng hiệu quả lao động thông qua tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, cải thiện điều kiện sống của nông dân và bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 25 - 30)