Nghiên cứu cây họ đậu che phủ và cải tạo đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 30 - 34)

với cây trồng chính. Biện pháp này có tác dụng tăng độ che phủ đất, chống rửa trôi, bào mòn đất và ánh xạ mặt trời. Đồng thời giảm rủi do mất mùa, tăng và cung cấp đạm cho đất, cho cây trồng, có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt. Cây họ đậu đưa vào xen canh có thể cải thiện sự hấp thụ đạm của các cây ngũ cốc và các loại cây trồng khác, làm tăng hiệu suất phân bón (Shanchen, 1996). Theo Zakhtop, Lacton và Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói mòn rất tốt (giảm 40,4% so với không bón) vì phân bón thúc đẩy cây trồng sinh trưởng tốt, tạo độ che phủ nhiều hơn. Khi bón phân đất có cấu tạo tốt hơn, khả năng ngấm nước vào đất tốt hơn, thúc đấy vi sinh vật hoạt động góp phần cải tạo các tính chất của đất.

Ở một số nước trên thế giới đã sinh ra nhiều phương thức sử dụng đất thích hợp và cho hiệu quả cao.

Juo và Lal(1977) được trích bởi Sanchez (1987) đã so sánh ảnh hưởng của hệ thống hưu canh dùng cây keo dậu so với cây bụi hoang dã trên đất Alfisol ở Tây Nigeria về một số chỉ tiêu hoá tính của đất. Sau 3 năm, trong đó cây keo dậu được cắt xén hàng năm để làm chất tủ và bồi dưỡng cho đất, đất hưu canh với cây keo dậu cho khả năng hoán chuyển cũng như mức độ trao đổi cation Ca2+

và K+ cao khi so sánh với đất hưu canh bằng cây cỏ bụi hoang dại.

Felker (1978) đã xác định rằng cây Acacia albida trồng với mè và đậu

phụng tại Tây Phi đẫ cố định 21 kg N/ha/năm, trong khi cây Prosopis tamurugo ở Chi Lê trên đất phù sa mặn cố định đến 198 kg N/ha/năm (Pak và

cộng sự năm 1977). Trong thí nghiệm của Kellman đã được dẫn chứng trên, tác giả quan sát thấy rằng mức độ chất dinh dưỡng ở đất quanh gốc cây (Byrsohima sp) có thể đạt được bằng thậm chí cả cao hơn mức độ của các vùng rừng trảng cỏ khô kế cận.

trên 50% diện tích đang được thu hoạch. Còn ở miền Nam có 3000 ha cao su, trong đó có khoảng 2000 ha cao su trồng kết hợp với Kacao theo phương thức bố trí cứ hai hàng Kacao thì có hai hàng cao su (Annuareport,1997).

Trồng cây họ đậu xen với sắn vừa tận dụng không gian vừa tranh thủ thời gian, nâng cao hệ số sử dụng đất là một phương thức canh tác bền vững. Được áp dụng rộng rãi ở châu Phi từ những năm 50. Đến năm 1981 thì châu lục này có khoảng 50% diện tích sắn được trồng xen (Dietrich và Leihner, 1983).

Ở Thái Lan, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản, người ta trồng xen lúa nương, ngô, lạc, đu đủ và việc này đã đem lại hiệu quả cao (Chairatra Nilnond và CS, 1998).

Luân canh sắn với đậu triều, lạc sau 5 năm sắn vẫn cho năng suất 20,9 tấn/ha. Trong đó sắn thuần chỉ đạt 16,8 tấn/ha. So với năm đầu thì năng suất sắn đạt 87% ở công thức luân canh và 44% ở công thức trồng thuần. Dùng cây muồng sợi (Crotalaria juncea) làm phân xanh và phủ đất năm 1998 các tác giả thu được năng suất sắn cao nhất. Nếu trồng đậu kiếm (C. ensifomis) xen với sắn, sau hai tháng cắt tủ cho sắn, năng suất sắn tăng cao bằng đầu tư phân khoáng cao.

Ở indonexia, trên đất có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 22 độ được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng xanh hay cây cỏ lâu năm. Trên sườn dốc 200

- 300 thì trồng cây lâu năm và cây ăn quả. ở miền Đông Indonexia đã áp dụng phương thức canh tác sau để đảm bảo an toàn lư ơ ng thực. Trong phương thức canh tác này, thành phần các loài cây là: Băng cây xanh họ đậu tạo nên thảm cho việc giữ đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng. Đồng thời cũng mang lại lợi ích khác như thức ăn gia súc và củi đun. Những cây này chủ yếu là cây muồng hoa pháo, keo dậu, đậu công... các loài cây giống này có thể trồng trên

các loại đất nghèo dinh dưỡng và luân canh bỏ hoá có thể sử dụng lâu dài, lượng sinh khối chúng đem lại khá lớn. Rừng gia đình là một bộ phận quan trọng của hệ thống canh tác này, trong rừng gia đình nông dân trồng các cây lấy gỗ mọc nhanh hay mọc chậm tuỳ theo điều kiện đất đai và nhu cầu của họ. Họ thường dùng các loại cây như: Keo, gụ, vông... không chỉ đóng góp cho thu nhập gia đình mà còn bảo vệ nguồn nước dưới chân đồi và đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng khác.

Nhờ có băng cây xanh, việc trồng cây hàng hoá lâu năm cũng được cải thiện, làm tăng năng suất dẫn đến làm tăng thu nhập cho người dân.

Ở Philippines, những phương thức sử dụng đất dốc rất có hiệu quả đã được trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao tổng kết hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 cho tới nay (Bài giảng NLKH, 2002).

Tổ chức quốc tế nghiên cứu quản lý đất dốc ( IBSRAM) đã thành lập mạng lưới với tên gọi “Sử dụng và quản lý đất dốc châu á” nhằm nghiên cứu quản lý đất dốc để phát triển ở châu Á. Mạng lưới bao gồm các nước: Indonexia, Malaixia, Nepan, Thailan, Trung Quốc và Việt Nam. Một trong những thực trạng chung của các nước này là canh tác không hợp lý trên đất dốc nên đã gây thoái hoá trên diện rộng. Các nghiên cứu được tiến hành với một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Trồng cây theo đường đồng mức có các băng rộng 4 - 5 m và được phân cách bởi các băng chắn bằng các cây bụi hoặc cây phân xanh họ đậu.

- Băng cỏ rộng 1 m theo đường đồng mức khoảng cách 4 - 6 m/băng. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy canh tác trên đất dốc phải có mô hình cây trồng và kỹ thuật phù hợp để vừa tăng năng suất vừa bảo vệ đất.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp bảo vệ đất như sau: • Theo kết quả nghiên cứu của Wirat Mariat và Wirat Singhathat (1980)

thì phủ cho lạc trên đất dốc, nước trời làm tăng năng suất lạc cả những năm hạn hán. Mặt khác đây là kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao, chống xói mòn đồng thời cũng cải thiện lý tính và hoá tính cho đất.

• Che phủ cho cỏ ngô ở Nigeria làm giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con ở độ sâu 5 cm là 50C so với không phủ trong mùa nắng. Năng suất ngô ở công thức phủ cỏ tăng trung bình là 657 kg/ha so với không phủ (K.Adeoye, 1984).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)