Hiệu quả xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 85 - 87)

- Với cây cây họ đậu dài ngày Cây cách cây 25cm x25cm Với cây họ đậu ngắn ngày Cây cách cây 20 cm x 20 cm

4.8.2.Hiệu quả xã hội, môi trường

Như đã phân tích ở trên, các loại cây họ đậu che phủ đều mang lại kết quả tốt cho trồng chè giai đoạn kiến thiết cơ bản như: giữ ẩm đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả tổng hợp mà các giống cây họ đậu che phủ khác nhau cho kết quả khác nhau. Hiệu quả tổng hợp được xem như sự tương tác giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường và xã hội mà các loại cây họ đậu che phủ đó đem lại.

Hiệu quả tổng hợp là hệ quả của sự tác động nhiều yếu tố trong quá trình canh tác. Một công thức nào đó cho hiệu quả tổng hợp cao phải là công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhưng phải dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của nông dân miền núi và mang tính lâu dài, có như thế mới được nông dân chấp nhận và phát triển bền vững được.

* Xét về hiệu quả môi trường:

Trong quá trình triển khai thí nghiệm, các yếu tố phi thí nghiệm là đồng nhất, chỉ có các yếu tố thí nghiệm là các giống cây họ đậu che phủ khác nhau. Công thức đối chứng được tiến hành như cách làm của nông dân, tức là mặt đất không được che phủ trong suốt quá trình canh tác nên lượng đất bị xói mòn rửa trôi , nếu giá trị của đất bị xói mòn được qui ra lượng Đạm, Lân, Kali và Phân chuồng tương ứng thì công thức đối chứng bị mất đi một lượng dinh dưỡng đất rất lớn, không những làm suy thoái đất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống như gây lũ lụt và bồi lấp các lòng hồ, sông, suối.

* Xét về hiệu quả xã hội:

Miền núi (chủ yếu là đất dốc) là nơi sinh sống của nhiều triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc lại mang những nét đặc trưng về

phong tục tập quán, trong đó có tập quán canh tác. Do thói quen, do nhận thức và do điều kiện khó khăn của miền núi mà những tập quán canh tác chậm được thay đổi. Và chính quá trình chuyển dịch chậm chạp này là nguyên nhân của những khó khăn và trở ngại trong quá trình đưa tiến bộ khoa học ứng dụng vào nông thôn miền núi. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất dốc đã chỉ ra những nguyên nhân gây thoái hoá đất và đưa ra những giải pháp khắc phục như làm bậc thang, tiểu bậc thang, canh tác theo băng, theo đường đông mức, sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ… Những nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của việc che phủ đất và vật liệu che phủ hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện sức sản xuất của đất và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên việc chuyển giao các biện pháp kỹ thuật về che phủ đất vào sản xuất nông nghiệp ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, xét cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội của biện pháp trồng cây họ đậu che phủ đất cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản với các giống khác nhau sẽ cho hiệu quả tổng hợp khác nhau:

Giống cây họ đậu che phủ nào đáp ứng được yêu cầu của cả môi trường và xã hội, đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao thì sẽ được nông dân chấp nhận và có triển vọng phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú Hộ (Trang 85 - 87)