Nguồn cấu thành cung cầu quỹ cho vay

Một phần của tài liệu Đề cương tiền tệ ngân hàng (Trang 48 - 49)

i2 i1 q2 q1 q1 q2 D1 D2 S 1 2 i2 i1

Cầu quỹ cho vay : bao gồm nhiều thành phần và bắt nguồn từ tất cả các khu vực của nền

kinh tế, trong đó mỗi khu vực có nhu cầu về quỹ cho vay xuất phát từ những động lực khác nhau:

- Cầu của doanh nghiệp : thiếu hụt tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh, là khách

hàng chính tạo nên cầu quỹ cho vay, nhu cầu chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

- Cầu của chính quyền : phần thâm hụt của NSNN trung ương hoặc địa phương, chủ yếu được

phát sinh vào các công trình phúc lợi xã hội, các chính sách tài chính quốc gia…

- Cầu của người tiêu dùng : thiếu hụt vốn trong quá trình tiêu dùng của các hộ gia đình, cá

nhân trong xã hội.

=> Trong các yếu tố của cầu quỹ cho vay, cầu của DN và cầu của chính quyền là nguồn nhu cầu ròng chính yếu của quỹ cho vay (trong đó, cầu quỷ cho vay của chính quyền ít bị tác động bởi lãi suất).

Cung quỹ cho vay : phản ánh khối lượng quỷ có thể cung cấp bao gồm khối lượng tiết kiệm

và số lượng tiền mới được tạo ra.

- Tiết kiệm : nghĩa là trì hoãn việc tiêu dùng hiện tại. Tiết kiệm có tính chất quan trọng vì nó

tạo ra nguồn để phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế. Bao gồm:

+ Tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình: thành phần cung cấp nguồn tiết kiệm chủ yếu. + Tiết kiệm của các doanh nhiệp.

+ Nguồn thặng dư của NSNN.

+ Dòng tiết kiệm nước ngoài.

- Tiền :Một nguồn bổ sung vào quỹ cho vay là việc cung ứng tiền. Khối lượng của nó chịu

tác động bởi khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại và việc phát hành tiền mặt của Ngân hàng Trung ương.

=> Trong các yếu tố của cung quỹ cho vay, tiết kiệm cá nhân và hộ gia đình là nguồn cung cấp chủ yếu, và tỷ lệ tiết kiệm của ngân sách hầu như không phụ thuộc vào mức lãi suất.

Một phần của tài liệu Đề cương tiền tệ ngân hàng (Trang 48 - 49)