0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu công ty

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIỀN TỆ NGÂN HÀNG (Trang 72 -74 )

Trái phiếu công ty Cổ phiếu công ty

- Do công ty phát hành với mục đích huy động vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu phục vụ cho đầu tư phát triển

- Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu trái phiếu, đồng thời xác nhận khoản nợ mà công ty cam kết phải trả

- Do công ty cổ phần phát hành để huy độngvốn thành lập hoặc mở rộng sản xuất

- Xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối với một hoặc một số cổ phần của công ty

- Hưởng lãi suất cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

- Người sở hữu trái phiếu trở thành trái chủ của công ty (chủ nợ)

- Có thể có nhiều mệnh giá khác nhau

- Lãi thu được phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và theo tỷ lệ góp vốn

- Người sở hữu cổ phiếu gọi là cô đông của công ty (chủ sở hữu)

- Chỉ có một mệnh giá nhất định

4.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này (thị trường chứng khoán )

Thị trường chứng khoán gắn bó gần gũi với tiết kiệm và đầu tư, đó là một nhịp cầu để chuyển tiết kiệm của những đơn vị thặng dư qua những cuộc đầu tư của những đơn vị thiếu hụt  thị trường chứng khoán đóng góp vào sự ổn định kinh tế bằng cách cân đối tiết kiệm và đầu tư và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng tổng khối lượng tiết kiệm và đầu tư.

CÂU 84

- Trình bày khái niệm và vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng.

- Khái niệm tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Định chế tài chính phi ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán.

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm : công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.

- Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng:

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều loại hình khác nhau vừa đóng vai trò là trung gian tài chính, vừa góp phần đa dạng hoá các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

- Kích thích tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ:

- Ngoài các ngân hàng thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng với mạng lưới rộng lớn với sự linh hoạt trong hoạt động đã tập trung được các nguồn tiết kiệm, đặc biệt là các món tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính.

- Khi cần tăng cường huy động họ gửi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức lãi suất cao hơn và điều này sẽ khuyến khích các gia đình giảm bớt tiêu dùng, tăng cường tiết kiệm để cho vay.

- Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân

- Nếu cá nhân đầu tư trực tiếp bằng số tiền của mình thì có những hạn chế: số tiền đầu tư nhỏ, rủi ro cao, chi phí giao dịch lớn, việc đăng ký thủ tục kinh doanh phiền hà. Cho nên, thông qua các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà cơ hội đầu tư của cá nhân được nâng cao. Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai nhờ tính kinh tế do quy mô vốn, nhờ sự phân tán rủi ro do đa dạng hoá và nhờ giảm chi phí giao dịch do tổng thể.

- Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng

- Sự tham gia của các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm cho đầu tư thêm sôi động, làm tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn và thúc đẩy sự ra đời nhiều tiến bộ tài chính mới.

- Áp lực cạnh tranh trong hệ thống đã làm ch chất lượng phục vụ được cải thiện, giá vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.

- Nếu như các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những khoản đầu tư ở những doanh nghiệp lớn thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra nguồn đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các cá nhân, gia đình. Mỗi loại hình có thế mạnh riêng nhưng tất cả đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Đáp ứng các nhu cầu trong việc bảo vệ đầu tư tài chính

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi bảo vệ tài chính, phân tán rủi ro cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp bằng cách cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ trả lương hưu, … Trong hoạt động đầu tư, họ đáp ứng các nhu cầu thông tin nếu chúng ta muốn hoặc nhận các uỷ thác nếu chúng ta cần.

- Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Ngân hàng

- Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng  không tham gia vào quá trình tạo tiền gửi và không bị chi phối, điều hành và kiểm soát bởi NHTW.

- Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp. - Tăng cường dịch vụ trên các mặt: môi

giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác.

- Được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng  có khả năng tạo tiền theo cấp số nhân và chịu sự chi phối, điều hành và kiểm soát của NHTW. - Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương

mại.

- Mở rộng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản).

CHƯƠNG XI

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CÂU 84 CÂU 84

Trình bày khái niệm và vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIỀN TỆ NGÂN HÀNG (Trang 72 -74 )

×