Cấu trúc rủi ro của lãi suất được xác định phụ thuộc vào các yếu tố : rủi ro vỡ nợ, tính lỏng, qui chế thuế thu nhập.
a. Rủi ro vỡ nợ : Rủi ro vỡ nợ là khả năng người đi vay không thể thực hiện được việc thanh toán tiến lãi, tiền vốn hoặc cả 2 khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận.
- Để phân tích tác động của rủi ro vỡ nợ đến lãi suất, cần phải so sánh với công cụ nợ không có rủi ro vỡ nợ (vd: trái phiếu CP).
- Chênh lệch lãi suất giữa công cụ nợ không có rủi ro vỡ nợ và công cụ có rủi ro vỡ nợ được gọi là mức bù rủi ro ( hay fụ thu rủi ro), nó đo lường khoảng lãi phụ thêm mà người để dàng kiếm được do lưu giữ 1 công cụ nợ có rủi ro.
- Giả sử trên thị trường có 2 loại trái fiếu có cùng kỳ hạn thanh toán:
Trái phiếu A (trái phiếu CP) & Trái phiếu B (trái phiếu công ty). Giả sử 2 trái phiếu này có rủi ro vỡ nợ đều = 0, các yếu tố khác như nhau trong thị trường hoàn hảo, mức phân bố đều nhau lãi suất cân bằng bằng nhau.
Giả sử trái phiếu B có rủi ro vỡ nợ ↑ => cầu mua trái phiếu B ↓
=> cung quỹ cho vay đối với TP B ↓ S iB iA SB Mức bù rủi ro io iA SA S Rủi ro cao Rủi ro thấp
=> lãi suất cân bằng của trái phiếu B ↑
Đồng thời người dân chuyển sang đầu tư cho trái phiếu A nhiều hơn => cung quỹ cho vay đối với trái phiếu A ↑ => lãi suất cân bằng của trái phiếu A ↓
Chênh lệch giửa iA và iB được gọi là mức bù rủi ro, nó giải thích tại sao khi rủi ro tăng thì lãi suất trên thị trường đó tăng.
b. Tính lỏng (tính thanh khoản)
- Thể hiện khả năng chuyển đổi từ công cụ tài chính ra tiền mặt nhanh hay chậm và chi phí chuyển đổi nhiều hay ít.
- Mội tài sản tài chính có:
+ Tính lỏng cao: tài sản tài chính đó hấp dẫn đối với nhà đầu tư cầu tài sản ↑ cung quỹ cho vay ↑ lãi suất ↓
+ Tính lỏng thấp: tài sản tài chính đó kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư cầu tài sản ↓ cung quỹ cho vay ↓ lãi suất ↑
-Chênh lệch lãi suất giữa công cụ nợ có tính lỏng cao hơn và công cụ nợ có tính lỏng thấp hơn gọi là mức bù tính lỏng (hay phụ thu thanh khoản) là khoản lãi phụ thêm cho các nhà đầu tư vì sự hy sinh thanh khoản của họ.
c. Thuế
- Là chính sách thuế nhắm vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu. Nó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi giảm làm giảm thu nhập từ trái phiếu.
- Nếu Nhà nước tăng thuế => giảm lợi nhuận từ trái phiếu => cầu mua trái phiếu đó ↓ => cung quỹ cho vay ↓ => lãi suất ↑