Công ty đã sử dụng các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh sau:

Một phần của tài liệu Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009 (Trang 53 - 55)

+ Quảng cáo: Quảng cáo trên các biển hiệu, báo chí, đài truyền hình và phát thanh Quảng Ninh.

+ Kích thích tiêu thụ: Chiết khấu và khuyến mại là hình thức hay được sử dụng.

+ PR: Các hoạt động PR đối nội, đối ngoại. Trong đó hoạt động PR đối nội là chủ yếu.

Về tính đặc thù trong hoạt động marketing của công ty

- Tập trung vào chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo 3 chiều: rộng, dài, sâu, đặc biệt là hướng phát triển sản phẩm theo chiều sâu.

- Các chiến lược giá được áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả, trong đó chiến lược giá linh hoạt, giá khuyến mại được áp dụng nhiều để tăng tính cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

- Chiến lược phân phối mạnh được áp dụng chủ yếu, đem lại thương hiệu và uy tín cho công ty. Chiến lược phân phối theo phương châm phân phối nhanh đúng giờ,

đúng số lượng và đảm bảo chất lượng.

- Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh nói chung chưa được chú trọng, chủ yếu sử dụng chiến lược đẩy và công cụ kích thích tiêu thụ.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

- Công ty cần chú trọng đầu tư về nhân lực : tuyển thêm dược sỹ đại học để phụ trách hoạt động Marketing một cách bài bản, và đào tạo nhân viên có năng lực chuyên môn cao và đầu tư thêm ngân sách cho hoạt động marketing, chủ động học hỏi kinh nghiệm về chiến lược marketing từ các công ty Dược phẩm lớn trong nước, các hãng Dược phẩm nước ngoài và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của công ty mình nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu công ty bằng chất lượng và giá thành hợp lý. Ngoài ra công ty cần có chính sách đãi ngộ thích đáng cho những người có sáng kiến cải tiến có giá trị.

- Công ty cần xác định một danh mục mặt hàng có tính ổn định cao, phù hợp với thị trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho công ty, và tránh sự tràn lan trong danh mục sản phẩm, đồng thời luôn đi đầu trong việc phân phối những sản phẩm tiềm năng, có nhu cầu cao trong thị trường.

- Nên khai thác chính sách giá một cách triệt để, có chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt hơn, có khả năng cạnh tranh, khai thác những nguồn cung cấp hàng đảm bảo chất lượng, ổn định, với giá cả hợp lý. Đồng thời cũng cần tìm kiếm những nguyên tắc liên quan đến ứng xử về giá, xem xét cẩn thận về nguồn lực của đối thủ cạnh tranh để đối phó kịp thời.

- Tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hệ thống phân phối và kiểm soát tốt, sử dụng tối đa hiệu quả kênh phân phối của công ty. Ngoài thị trường tỉnh Quảng Ninh, công ty cần quan tâm mở rộng kênh phân phối tới thị trường các tỉnh lân cận như tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng....Ngoài ra công ty cần phải chú ý đến sự phát triển đồng bộ giữa hệ thống phân phối và hệ thống tiếp thị.

- Công ty nên triển khai chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh một cách linh hoạt, đa dạng và thường xuyên để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn. Các hoạt động PR cũng cần được đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa nhằm tăng cường

quảng bá hình ảnh của công ty.

- Công ty nên dừng ngay các hoạt động Marketing mà vi phạm quy chế như đã được phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Phân tích và nhận dạng một số chiến lược Marketing của công ty TNHH Dược phẩm Hạ Long giai đoạn 2006- 2009 (Trang 53 - 55)