1. Định nghĩa về các tầng lớp kinh tế - xã hội
Định nghĩa đầu tiên về tầng lớp kinh tế-xã hội là của các nhà xã hội học. Theo nhà xã hội học Milton Gordon(1963: p.3):
“Tầng lớp xã hội là sự phân lớp dân số một cách ngang hàng thông qua ý nghĩa của các nhân tố có liên quan đến đời sống kinh tế của xã hội như: tài sản, thu nhập, nghề nghiệp, mức chi tiêu hàng tháng, hoàn cảnh gia đình.”
Theo Philip Kolter và các đồng sự (1996: p.206) định nghĩa các tầng lớp kinh tế- xã hội theo khuynh hướng các nhà marketing:
“Tầng lớp kinh tế-xã hội thì tương đối đồng nhất và chịu sự chi phối trong một xã hội được sắp xếp một cách thứ tự và các thành phần của xã hội này giống nhau về các giá trị tương tự, sở thích và hành vi.”
2. Cơ sở lý thuyết để phân chia các tầng lớp kinh tế - xã hội
Mỗi một tầng lớp kinh tế-xã hội là sự pha trộn của các dấu hiệu vầ tầng lớp kinh tế-xã hội được chỉ rõ. Có hai bộ dấu hiệu nhận biết. Một là từ cơ sở dữ liệu phỏng vấn trực tiếp và một từ dữ liệu quan sát.
Có 30 dấu hiệu nhận biết từ phỏng vấn trực tiếp
1. Nghề chính của hộ gia đình 2. Trình độ học vấn
4. Quyền sở hữu nhà ở hoặc cho thuê 5. Tiền thuê hoặc cho thuê nhà hàng tháng 6. Sự giáo dục của người vợ
7. Số nhân khẩu
8. Đảm trách việc nấu ăn 9. Video cassettle
10. Tivi 11. Tủ lạnh 12. Xe máy
13. Máy điều hòa nhiệt độ 14. Toilet tiện nghi
15. Lò viba 16. Máy vi tính 17. Máy đánh bóng sàn 18. Stereo 19. Tủ lạnh 20. Máy nước nóng 21. Máy giặt 22. Radio 23. Đầu DVD 24. Đầu VHS
25.Đầu đĩa laser 26. Điện thoại cầm tay 27. Chạy nước
28.Ống nước
29.Điện
30.Điện thoại bàn
13 dấu hiệu định từ việc quan sát :
1. Nhà được xây bằng vật liệu rẻ tiền hay đắt tiền
2. Kiến trúc cố định hay tạm bợ
4. Nhà có tô hay không tô
5. Không cần sữa sang hay dột nát
6. Vùng lân cận sang trong hay khu ổ chuột
7. Nội thất đắt tiền hay sơ sài
8. Bãi cỏ hoặc khu vườn chơi xung quanh
9. Tivi
10.Tủ lạnh
11.Xe máy
12.Máy điều hòa nhiệt độ
13.Máy giặt
3. Tình hình xã hội tại TP.Hồ Chí Minh
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người , gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.086.185 người, bình quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người . Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn lớn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các
huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.