CÁCYẾU TỐ CỦA HỢP ĐỒNG 5 8-

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật kinh doanh doc (Trang 59 - 63)

Một hợp đồng phải hội đủ các điều kiện là sự thỏa thuận của các chủ thể cĩ đủ năng lực giao kết về một đối tượng và hình thức giao kết hợp pháp.

101*.- C.1.- Sự thỏa thuận: Theo điều 394 BLDS thì “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ”. Trước tiên, hợp đồng chỉ hình thành khi cĩ sự thỏa thuận của ít nhất hai ý chí, hai chủ thể.

Người ký hợp đồng cĩ thể là cá nhân (thể nhân) hay tổ chức (pháp nhân). Nếu là pháp nhân, ý chí được thể hiện qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đĩ.

Cụm từ “thỏa thuận” bao hàm sự tự do thảo luận thương thuyết, tự do chọn lựa chấp nhận hay từ chối. Vậy, yếu tố cơ bản trong hợp đồng là sự thỏa thuận, nếu thiếu sự thỏa thuận thì hợp đồng vơ hiệu. Luật về hợp đồng của các nước trên thế giới đều chấp nhận nguyên tắc này. Chỉ được xem là cĩ thỏa thuận khi cam kết do các bên đưa ra phù hợp với ý muốn thực sự của họ.

Nhưng làm cách nào để biết được ý muốn vốn nằm trong đầu của các bên. Theo thuyết biểu hiện khách quan thì người ta chỉ cĩ thể dựa vào những hành vi hay lời nĩi biểu hiện ra bên ngồi của các bên để tìm hiểu ý muốn thực sự của họ. Theo điều 400 BLDS thì “hợp đồng dân sự cĩ thể giao kết bằng lời nĩi, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật khơng quy định đối với loại hợp đồng đĩ phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Điều này hàm chứa ý nghĩa sự thỏa thuận cĩ thể biểu lộ dưới mọi hình thức ngoại trừ những trường hợp luật quy định hợp đồng phải lập bằng một hình thức nào đĩ. Chẳng hạn, đa số việc trao đổi - mua bán - chuyển nhượng các tài sản thơng dụng đều do các bên tự thỏa thuận dưới mọi hình thức. Riêng việc trao đổi, mua bán, chuyển nhượng xe cơ giới- nhà đất phải được lập dưới một hình thức luật định như phải được lập thành văn bản, được cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền xác nhận, việc sang tên đổi chủ..…

Mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận, nhưng khơng phải mọi thỏa thuận đều là hợp đồng. Đối với các thỏa thuận bị tác động bởi sự đe dọa, lừa dối, lầm lẫn hoặc cĩ nội dung vi phamï pháp luật sẽ khơng thể tạo thành hợp đồng. Trong các trường hợp này, dù hợp đồng cĩ được ký kết cũng bị vơ hiệu.

102*.- Hai giai đoạn của sự thỏa thuận: đề nghị và chấp nhận. Một hợp đồng muốn hình thành phải cĩ sự đề nghị của một bên và sự chấp thuận của bên kia. Hai giai đoạn đĩ cĩ thể xảy ra đồng thời hoặc khác thời, miễn rằng sự thỏa thuận phải liên quan đến đối tượng và bản chất của hợp đồng. Từ khi đề nghị đến khi được chấp thuận cĩ thể phải trải qua một quãng thời gian ngắn hoặc dài tùy theo hồn cảnh và điều kiện của các bên giao dịch. Vấn đề này được Bộ luật Dân sự quy định khá rõ ràng:

1) Hợp đồng chỉ được coi là hình thành khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời của bên kia chấp nhận đề nghị trong thời hạn bên này đã đưa ra. Nếu bên này nhận được trả lời của bên kia ngồi thời hạn đưa ra thì lời chấp nhận của bên kia được coi là đề nghị mới. Khi các bên trực tiếp giao dịch với nhau (kể cả nĩi qua điện thoại) thì bên được đề nghị phải trả lời ngay chấp nhận hoặc khơng, trừ trường hợp cĩ thỏa thuận khác. Trường

hợp chuyển qua bưu điện, thì thời điểm trả lời là ngày gửi đi theo dấu bưu điện.

2) Bên đề nghị cĩ thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong hai trường hợp, đĩ là khi bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị và bên đề nghị cĩ nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị (Điều 398 BLDS).

3) Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng cĩ nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì bên đề nghị khơng được giao kết với người thứ ba khi thời hạn chờ trả lời chưa chấm dứt (Điều 396 BLDS).

4) Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt khi bên nhận được đề nghị trả lời khơng chấp nhận hoặc chậm trả lời, hoặc hết thời hạn trả lời.

5) Khi bên đề nghị thay đổi nội dung thì được xem là đề nghị mới. Khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng sửa đổi đề nghị hoặc cĩ nêu điều kiện thì coi như người này đã đưa ra điều kiện mới.

103*.- Ba tì vết của sự thỏa thuận:

Điều 141 BLDS quy định: “ Khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì cĩ quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đĩ; nếu bên kia khơng chấp nhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn cĩ quyền yêu cầu Tịa án tuyên bố giao dịch vơ hiệu”.

Điều 142 BLDS: “ Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, thì cĩ quyền yêu cầu Tịa án tuyên bố giao dịch dân sự vơ hiệu”

Sự nhầm lẫn, lừa dối và đe dọa trong hai điều 141, 142 BLDS là 3 tì vết của sự thỏa thuận. Khi hợp đồng được ký kết, nhưng việc ký kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc do bị đe dọa, thì trong thực tế ý chí của người cam kết khơng hồn tồn được tự do, tức là khơng cĩ sự ưng thuận. Trong những trường hợp này, người ký kết hợp đồng do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe dọa cĩ quyền yêu cầu Tịa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu.

-Sự nhầm lẫn: phải là sự nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng mới là nguyên nhân để yêu cầu hủy hợp đồng.

-Sự lừa dối: lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, sai lệch về tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao

lời nĩi dối trá, hoặc thủ đoạn, mánh khĩe khiến cho bên kia ưng thuận để ký kết với mình, nếu khơng cĩ những lời dối trá, thủ đoạn đĩ thì bên đối ước sẽ khơng ký kết hợp đồng. Bên bị lừa dối ngồi việc xin Tịa hủy hợp đồng, cịn cĩ quyền địi bồi thường thiệt hại (do bên lừa dối đã cĩ lỗi).

-Sự đe dọa: đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích. Muốn xin hủy bỏ hợp đồng do bị đe dọa, phải chứng minh được rằng:

+ sự đe dọa phải bất cơng, phi pháp. Lịng tơn kính của con cháu đối với cha mẹ - ơng bà khơng thể coi là đe dọa để xin tiêu hủy hợp đồng; hoặc một viên thủ quỹ xài thâm tiền bị người chủ buộc phaiû viết giấy nợ bằng số tiền thâm hụt nếu khơng sẽ bị đưa ra Tịa cũng khơng phải là lý do để viên thủ quỹ xin tiêu hủy giấy nợ.

+ sự đe dọa phải cĩ tính chất quyết định khiến người bị đe dọa thỏa thuận ký hợp đồng.

104*.- C.2- Chủ thể của hợp đồng dân sự. Nĩi chung, muốn ký kết hợp đồng dân sự phải là người cĩ năng lực hành vi dân sự. Theo điều 20 BLDS người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên cĩ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoại trừ 2 trường hợp sau:

a. cĩ quyết định của Tịa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

b. bị Tịa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Đối với người dưới 18 tuổi cĩ thể ký hợp đồng nếu được cha mẹ hay người giám hộ đồng ý, ngoại trừ những giao dịch nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì khơng cần cĩ sự đồng ý của những người nĩi trên. Riêng đối với những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn cĩ quyền tự mình ký kết hợp đồng nếu cĩ tài sản riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Ngịai ra, một số người khơng được ký kết một số hợp đồng do nhiệm vụ của mình, như người giám hộ khơng được ký kết hợp đồng mua tài sản của người mà mình đang giám hộ.

104*.- Các bên ký kết hợp đồng cĩ thể tự mình ký kết hoặc ủy quyền cho người đại diện bằng một hợp đồng uỷ quyền. Hợp đồng do người được ủy quyền ký kết nhân danh người ủy quyền cĩ hiệu lực ràng buộc đối với người ủy quyền. Riêng người được ủy quyền chịu trách nhiệm với người ủy quyền trong phạm vi hợp đồng ủy quyền.

Pháp nhân ký hợp đồng thơng qua người đại diện theo pháp luật, tức là thơng qua người đứng đầu pháp nhân đĩ.

105*.- C.3- Đối tượng của hợp đồng. Theo điều 287 BLDS, đối tượng của nghĩa vụ dân sự cĩ thể là tài sản, cĩ thể là cơng việc phải làm hoặc khơng được làm. Đối tượng đĩ phải được chỉ định đích xác, cĩ thể đem giao dịch được, thực hiện được, pháp luật khơng cấm, khơng trái đạo đức xã hội.

a) Đối tượng phải được chỉ định đích xác. Đối tượng phải được chỉ định rõ ràng về chủng loại, về số lượng và về phẩm chất. Nếu các bên ký kết khơng nĩi rõ về chủng loại của đối tượng thì cam kết của họ chẳng cĩ nghĩa gì. Đối tượng cĩ thể là vật được chỉ định đích xác như một cỗ máy hiệu XY, cĩ thể là quyền sở hữu của một bất động sản, cĩ thể là một chủng loại vật như 15 tấn xi măng P400 hiệu Hà tiên…

b) Đối tượng cĩ thể thực hiện được. Nếu đối tượng của hợp đồng là hồn tồn khơng thể thực hiện được (như mua bán đất ở mặt trăng) thì hợp đồng đĩ vơ hiệu.

c) Đối tượng đem giao dịch được phải hợp pháp, khơng trái đạo đức xã hội. Thí dụ hợp đồng chuyên chở hàng lậu thuế, hợp đồng thuê mướn nhà để kinh doanh mại dâm là vơ hiệu vì vi phạm pháp luật, hợp đồng hùn của cải và cơng sức để cho vay nặng lãi là trái đạo đức xã hội…

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật kinh doanh doc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)