Mục tiêu xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội trong tổng thể chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng GDCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của đề tà

1.1.1.Mục tiêu xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội trong tổng thể chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng GDCK Việt Nam

chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng GDCK Việt Nam

Việc xây dựng và phát triển Trung tâm GDCK Hà Nội không thể tách rời mục tiêu thực hiện chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 về chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, đó là “Phát triển thị tr−ờng chứng khoán cả về quy mô và chất l−ợng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu t− phát triển, góp phần phát triển thị tr−ờng tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng c−ờng hiệu quả quản lý, giám sát thị tr−ờng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời đầu t−; từng b−ớc nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị tr−ờng tài chính quốc tế” và “xây dựng thị tr−ờng chứng khoán thống nhất trong cả n−ớc, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu t− phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các DNNN nhằm mở rộng qui mô của thị tr−ờng, phấn đấu đ−a tổng giá trị thị tr−ờng đến năm 2005 đạt mức 2 - 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP”.

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh đã đạt đ−ợc những kết quả nhất định, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu, chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán nêu trên. Tuy nhiên, thị tr−ờng này vẫn còn nhiều hạn chế, ch−a phát huy đ−ợc tiềm năng vốn có của nền kinh tế. Thực tế đến nay (20/12/2004) mới chỉ có 26 doanh nghiệp tham gia với tổng giá trị niêm yết là 1.273 tỷ đồng, đóng góp khoảng 0,6% GDP cho nền kinh tế. Trong khi đó, theo thống kê thì hiện nay cả n−ớc có khoảng 7.000 CTCP và sắp tới con số này còn tăng lên do Chính phủ có chủ

tr−ơng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế ngoài quốc doanh và đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy, phần lớn các CTCP có quy mô vốn vừa và nhỏ, ch−a đáp ứng đủ điều kiện về vốn cũng nh− tỷ lệ cổ phiếu phát hành ra bên ngoài để niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP.

Thực tế trên cho thấy, sẽ là hết sức khó khăn để thực hiện mục tiêu, chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán theo đúng kế hoạch đã đề ra nếu không có sự tham gia thị tr−ờng chứng khoán của các DNV&N. Việc xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội theo h−ớng cho phép các DNV&N ch−a đủ điều kiện niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh là cần thiết nhằm tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát; giảm thiểu những rủi ro do hoạt động trên thị tr−ờng trợ đen; góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, chiến l−ợc phát triển thị tr−ờng chứng khoán. Xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội theo mô hình DNV&N cũng phù hợp với định h−ớng xây dựng và phát triển Trung tâm GDCK đó là “….xây dựng thị tr−ờng giao dịch cổ phiếu của các DNV&N tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị tr−ờng GDCK phi tập trung (OTC)” trong Nghị định 166.

Việc xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội nhằm thực hiện một số mục tiêu sau:

Một là, tạo điều kiện cho các CTCP ch−a đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các công ty có qui mô vốn vừa và nhỏ, công ty mới thành lập có tiềm năng phát triển nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu và trái phiếu của các công ty này. Đồng thời, giúp cho các công ty nhận thấy đ−ợc lợi ích của việc tham gia thị tr−ờng. Mặt khác, nhờ có vai trò quản lý của cơ quan nhà n−ớc để bảo vệ đ−ợc quyền lợi cho các nhà đầu t−, tạo lòng tin cho các nhà đầu t− khi đầu t− vào những công ty có tính rủi ro cao hơn những công ty có qui mô vốn lớn.

Hai là, cùng với Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm GDCK Hà Nội ra đời sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu t−, mở rộng môi tr−ờng đầu t− có tổ chức, quản lý, thu hẹp thị tr−ờng tự do đang tồn tại d−ới nhiều hình thức, qua đó góp phần hoàn thiện, lành mạnh hoá thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam;

Ba là, với cơ chế giao dịch chủ yếu đ−ợc thực hiện theo hình thức giao dịch thoả thuận và báo giá, sự ra đời Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc kết nối trực tuyến với Ngân hàng Nhà n−ớc, các tổ chức tài chính – tín dụng, tạo ra sự kết hợp tốt hơn giữa thị tr−ờng chứng khoán và thị tr−ờng tiền tệ. Qua đó, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện thị tr−ờng tài chính Việt Nam.

Bốn là, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Việc quy định bắt buộc các công ty nhà n−ớc cổ phần hoá có khối l−ợng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng bắt buộc phải bán đấu giá tại Trung tâm GDCK sẽ tăng c−ờng tính công khai, minh bạch khi bán cổ phần ra công chúng, khắc phục đ−ợc tình trạng cổ phần hoá khép kín hiện nay.

Năm là, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia thị tr−ờng nh− các công ty chứng khoán, tông ty quản lý quỹ, tổ chức l−u ký,… mở rộng khả năng, phạm vi hoạt động, khai thác tối đa các loại hình kinh doanh chứng khoán. Qua đó sẽ tăng c−ờng tính chuyên nghiệp, nâng cao khả cạnh tranh của các thành viên tham gia thị tr−ờng chứng khoán trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 28 - 30)