Đánh giá nhận thức của doanh nghiệp khi tham gia niêm yết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 68 - 69)

II. Các n−ớc đang phát triển và các n−ớc đang chuyển đổ

14 Các dịch vụ công 65 104.343 6.403 6

1.2.2.3. Đánh giá nhận thức của doanh nghiệp khi tham gia niêm yết

Việc đánh giá nhu cầu niêm yết của các DNV&N ở trên chỉ chủ yếu dựa vào kết quả điều tra về khả năng tham gia thị tr−ờng chứng khoán của 248 doanh nghiệp trong năm 2004 trong đó tập trung vào đánh giá 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Nh−ng kết quả cũng đã đánh giá đ−ợc về cơ bản sự hợp tác, hiểu biết và khả năng tham gia niêm yết của các DNV&N. Những đánh giá cụ thể:

Về khả năng niêm yết của các doanh nghiệp: Số l−ợng các CTCP đ−ợc thành lập mới (các CTCP t− nhân) có ý định niêm yết là rất lớn nh−ng khả năng niêm yết của các doanh nghiệp này không cao do ch−a đáp ứng đ−ợc đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên Trung tâm GDCK Hà nội. Có hai yếu tố quan trọng nhất làm cho các doanh nghiệp này không đủ tiêu chuẩn là các điều kiện về quy mô và tính đại chúng. Các DNNN cổ phần hoá có lợi thế hơn các CTCP thành lập mới rất nhiều ở hai tiêu chuẩn này. Hầu hết các DNNN cổ phần hoá và chuẩn bị cổ phần hoá đều đáp ứng đ−ợc hai tiêu chuẩn này. Do vậy, để tăng c−ờng hàng hoá cho Trung tâm GDCK Hà nội thì công tác cổ phần hoá của các Bộ ngành cần phải đ−ợc phối hợp và tiến hành mạnh mẽ hơn.

Về huy động vốn qua thị tr−ờng chứng khoán: Hiện các doanh nghiệp vẫn ch−a quan tâm đến việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay liên doanh với n−ớc ngoài. Nguồn huy động vốn quan trọng nhất hiện nay của các doanh nghiệp vẫn là nguồn vay ngân hàng.

Về mục đích niêm yết của các doanh nghiệp: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng mục tiêu quan trọng nhất khi ra niêm yết là nhằm nâng cao uy tín hình ảnh và tăng tính cạnh tranh trên thị tr−ờng.

Về lợi thế khi niêm yết: Lợi thế có đ−ợc khi niêm yết theo nhận thức của các doanh nghiệp vẫn là những −u thế về hình ảnh và uy tín của một doanh nghiệp niêm yết. Những −u đãi thuế theo nhiều doanh nghiệp không phải là một lợi thế hay lợi thế quan trọng.

Về những yếu tố e ngại: Các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều e ngại đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị tr−ờng chứng khoán. Những e ngại lớn

nhất là việc các thành viên HĐQT ch−a có đ−ợc đầy đủ kiến thức về thị tr−ờng chứng khoán, quản trị công ty và e ngại liên quan đến quy mô của công ty. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ e ngại quy mô công ty của họ quá nhỏ để có thể tham gia vào thị tr−ờng chứng khoán.

Về những hỗ trợ cần thiết: Các doanh nghiệp cần nhận đ−ợc nhiều hỗ trợ hơn nữa để có thể tham gia niêm yết. Trong những hỗ trợ này thì hỗ trợ về đào tạo, phổ biến kiến thức về chứng khoán, thị tr−ờng chứng khoán và quản trị công ty là những hỗ trợ cần thiết theo nhận thức của nhiều doanh nghiệp nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)