- Kim loại sắt
Cựu Chiến binh, Hiệp Hội người Hoa
Cấp 2: bao gồm các trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố; lực lượng thu gom công
ty DVCI Quận và dân lập; các hội viên cơ sở của các hội viên cơ sở của các tổ chức đoàn thể và xã hội thuộc các phường trong Quận (hội phụ nữ Phường, nhóm đoàn viên, đội dân phòng khu phố); Ban Quản lý chợ tham gia chương trình
SVTH: PHẠM THỊ TUYẾT MAI 91
Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên
truyền)Cán bộ 14 Cán bộ 14 Phường, Công ty DVCI Cán bộ cấp Quận Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hóa
thông tin
Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Liên Đoàn Lao đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu Chiến binh, Hiệp Hội người Hoa Hội người Hoa
Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên truyền)
Tổ dân phố của 14 phường Hội phụ nữ Phường Lực lượng thu gom dân lập , công ty DVCI Quận Trường học các cấp Hội cựu chiến binh Phường Đoàn viên,Công đoàn cơ quan,xí nghiệp Đoàn viên thanh niên, đội dân phòng KP Ban Quản lý chợ
Công tác tuyên truyền có sự phối hợp tốt giữa các ban nghành và Ủy ban nhân dân các phường nhưng thật sự đến tận tay người dân có nơi chưa đạt được dẫn đến ý thức người dân chưa có sự chuyển biến tích cực, thống nhất.
Thời gian đầu dự án nhằm giúp người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nhà thì chủ dự án đã hỗ trợ mỗi gia đình 2 thùng rác 15 lít: một thùng màu xám đựng rác vô cơ, một thùng màu xanh lá cây đựng rác hữu cơ và 6 tháng phát bịch nilon miễn phí. Hiệu quả thời gian đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn rất tốt và đạt hiệu quả rất cao nhưng về sau khi công tác tuyên truyền lắng dần thì việc thực hiện phân loại rác đã giảm dần.
5.4 Đánh giá về ý thức của người dân
Trước khi dự án thí điểm PLRTN được thực hiện tại Quận 6 thì nơi này đã từng thực hiện các dự án lớn như dự án Enda, dự án bảo vệ môi trường dựa vào sự phát triển cộng đồng, dự án 415, dự án cải thiện chất lượng trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giai đoạn 2 … nên người dân nơi đây sớm có ý thức về bảo vệ môi trường và đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6.
Khi dự án bắt đầu thực hiện qua công tác tuyên truyền người dân rất sẵn sàng tham gia và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn rất đạt hiệu quả nhưng trong thời gian gần đây lực lượng tham gia việc PLRTN đã giảm rất thấp, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Học sinh Cán bộ công
Phường Giai đoạn đầu (%)
Giai đoạn sau (%) 1 74 20 2 76 20 3 85 50 4 67 10 5 70 30 6 65 10 7 69 15 8 73 10 9 85 15
Các thành phần tham gia dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 có thể chia làm 3 nhóm như sau: nhóm phân loại đúng, nhóm phân loại sai và nhóm không phân loại. Trong 3 nhóm đó nhóm phân loại đúng chiếm tỉ lệ rất thấp và thành phần không tham gia phân loại lại chiếm tỉ lệ rất cao. Các lí do khiến các hộ dân không tham gia thực hiện công việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là do :
• Nhà cửa chật chội, nhỏ hẹp không đủ chỗ đặt thêm thùng rác
• Một số hộ dân hiện nay chỉ chứa rác tạm bợ trong các bịch nilon và đem đổ bỏ hàng ngày
• Nhiều hộ dân nhà ít người nên lượng rác ít không cần phải phân loại • Việc phân loại gây mất thời gian
• Trong Quận còn tồn tại nhiều hộ dân nghèo, trình độ văn hóa thấp nên khó nhận thức ( không biết cách phân loại như thế nào) và thái độ nhìn nhận về môi trường còn kém.
5.5 Đánh giá về các bãi rác thành phố phục vụ cho việc PLRTN
Khi công văn số 02/2001/CT-UB ngày 06/03/2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố HCM về việc “ Triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 trong đó có chương trình lập dự án và triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và thu gom rác” và công văn số 7448/TNMT-CTR ngày 12/11/2004 của sở Tài nguyên – Môi trường gởi Ủy ban nhân dân Quận 1,4,5,6 và 10 về việc “ Triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn” và đến ngày 11/3/2006 Quận 6 bắt đầu triển khai và thực hiện thí điểm dự án PLRTN trên địa bàn thì thành phố vẫn chưa có một bãi rác nào hoặc một nhà máy sản xuất phân compost cũng như nhà máy tái chế nào của thành phố để hỗ trợ cho việc thực hiện phân loại rác tại nguồn của Quận.
Đó là một khó khăn lớn trong việc thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, nó làm xáo trộn các thành phần của rác đã được phân loại và làm cho công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác diễn ra không đồng bộ.
Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã hỗ trợ 2 nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế là nhà máy Đa Phước ở Bình Chánh và nhà máy Vietstar ở Củ Chi.
5.6 Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát
Việc kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển và thái độ thực hiện phân loại rác tại nguồn của các hộ dân cũng như thái độ thực hiện phân loại rác của người thu gom rác đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện thí điểm.
Các cán bộ ở phường sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các hộ dân, còn hộ dân sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các đơn vị thu gom rác.
Tuy nhiên, thời gian đầu thì công tác kiểm tra thực hiện rất nghiêm túc nhưng trong quá trình kiểm tra có rất nhiều hộ dân không thực hiện đúng cách thức phân loại hoặc thực hiện qua loa không có trách nhiệm và đã được các cán bộ nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không hiệu quả. Do không có hình thức xử phạt đối với các hành vi này nên chúng ta không thể chế tài được hành vi của họ. Không chỉ đối với các hộ
dân mà người trực tiếp thu gom rác của các hộ dân cũng không hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình và các đơn vị tổ chức cũng như quản lý họ vẫn chưa có hình thức xử phạt hay các quy định cụ thể khác.
Chính vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát đối với giai đoạn hiện nay chỉ là hình thức chưa mang tính khách quan cụ thể nào trong công việc phân loại rác tại nguồn khi nhà nước chưa đưa ra các luật pháp hoặc các biện pháp chế tài cụ thể.
5.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập
Hiện nay, trên địa bàn Quận 6 nói riêng và thành phố nói chung, việc bươi lượm phế liệu của người dân thu lượm ve chai diễn ra rất phổ biến và phức tạp, làm xáo trộn chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Họ chính là đối tượng góp phần làm giảm hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn của các hộ dân. Và tình trạng bươi lượm này có chiều hướng gia tăng vào ban đêm.
Vì đây là kế sinh nhai cho cuộc sống của họ nên chúng ta không thể nghiêm cấm hay xử phạt. Không chỉ họ mà những người làm rác dân lập cũng là một trong những thành phần bươi lượm tìm kiếm phế liệu trong rác.
Để giảm mức độ bươi lượm rác của người dân thì chủ dự án phải xây dựng một lộ trình thu gom hợp lý, thời gian giao và nhận rác đúng quy định.
Hình 5.1 : Những người bươi lượm rác