CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 88 - 91)

- Kim loại sắt

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Các khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6:

Do thời gian chờ duyệt dự án khá lâu và thời gian chờ đấu thầu dụng cụ, cơ giới cho chương trình nên việc phân loại rác tại nguồn thời gian này có kết quả thấp.

Việc thành phố chậm ban hành qui chế phân loại rác tại nguồn để điều chỉnh hành vi không thực hiện phân loại rác làm cho việc tuyên truyền phân loại và thực hiện phân loại gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến kết quả phân loại của người dân, người làm rác dân lập, người bươi lượm rác dẫn đến tình trạng phân loại rác cũng được, không làm cũng chảng sao vì chẳng có vai trò của pháp luật can thiệp vào để điều chỉnh.

Việc thành phố chưa thực hiện nơi nhận rác hữu cơ để làm comlost đã làm cho chương trình gặp nhiều khó khăn nhất là khâu vận động tuyên truyền người dân.

Đối với Quận 6 khó khăn lớn nhất là thiếu trạm để phân loại rác và hiện tại công ty đang nổ lực thực hiện dự án xây dựng trạm rác ép kín tại 144Bis Nguyễn Văn Luông với công suất 150 tấn/ngày để phục vụ chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6.

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 5.1 Đánh giá về công cụ pháp lý

Trong giai đoạn thực hiện thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 thì chưa có một luật pháp (quy chế) nào quy định về PLRTN. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay ban hành

rất nhiều luật và quy chế về chất thải rắn như luật bảo vệ môi trường, quyết định số 155/1999/QĐ-Ttg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc “ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại”, quyết định số 2575/1999/QĐ-RYT ngày 27/8/1999 của Bộ y tế về việc “Ban hành quy chế Quản lý rác y tế”, quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy ban nhân dân TPHCM về việc “Ban hành Quy chế Quản lý Chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố HCM”… nhưng trong những quy chế đó không có quy chế nào ban hành về việc quản lý phân loại rác tại nguồn.

Do không có quy chế hay hình thức xử phạt đối với việc phân loại rác tại nguồn nên không thể chế tài hay qui định người dân và người thu gom rác thực hiện đúng và nghiêm túc.

Cũng như chưa có mức độ xử phạt đối với người thu gom đổ rác không đúng qui định, việc thu gom rác không đúng lộ trình, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

5.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom và vận chuyển

Do đây là một dự án thí điểm và thời gian phê duyệt dự án quá lâu nên chủ dự án không có kinh phí trong quá trình thực hiện và việc thực hiện dự án còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình thực hiện dự án chủ dự án đã sử dụng những phương tiện vận chuyển rác thô sơ như xe lam, xe lavi, xe ba gác máy, xe chuyên dùng như xe ép rác, xe tải nhỏ, thùng 660 lít có sẵn của lực lượng thu gom rác dân lập và Công ty DVCI Quận 6 để thực hiện.

Hiện nay tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày của Quận 6 khoảng 320 tấn/ngày. Các trạm thu gom gom rác hiện nay của Quận 6 còn lại 2 trạm chính:

• Thứ nhất là trạm Bà Lài với công suất 60 tấn/ngày tại đây thực hiện việc phân loại rác trước khi đưa ra các bãi rác thành phố hay nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế.

• Thứ hai là điểm hẹn 144 Bis đường Nguyễn Văn Luông hoạt động từ tháng 5/2005 đến nay tại đây không thực hiện phân loại rác, rác đưa về tại đây được đưa lên xe ép và đưa ra bãi rác thành phố. Tuy nơi đây chỉ là một điểm hẹn tập trung rác nhưng an ninh rất tốt, có quản lý trông coi và kiểm soát người ra vào nghiêm khắc, vệ sinh sân bãi sạch sẽ và sử dụng thuốc khử trùng trong mỗi lần quét dọn khi xe vận chuyển đi nên ít gây mùi có chịu ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây, không gây ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp cho khu vực này. Xe chuyên dùng vận chuyển rác hữu cơ và vô cơ ra các bãi rác thành phố còn thô sơ và chưa được nhà nước đầu tư thỏa đáng để phục vụ cho dự án đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ vận chuyển thu gom rác của các đơn vị lấy rác

5.3 Đánh giá về tuyên truyền

Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn là một dự án liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Trong đó sự tham gia của cộng đồng (hay xã hội) đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án để đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền khá là quan trọng.

Công tác tuyên truyền được tổ chức qua các buổi tập huấn, họp cán bộ (tổ dân phố) và tổ chức các cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như áp phích, băng rôn, tờ rơi, loa phóng thanh, báo chí, truyền hình…hoặc một số khu phố đã tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn bằng cách xây dựng các vỡ kịch hài để truyền đạt ý thức bảo vệ môi trường đến người dân.

Để thực hiện công tác tuyên truyền có hiệu quả cao thì cần 2 cấp huấn luyện và tập huấn.

Hộ dân Bãi rác thành

phố Trạm tập trung

Cấp 1: bao gồm các cán bộ cấp Quận như Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng

Văn hoá thông tin; cán bộ cấp Phường: thành viên thuộc tiểu ban tổ chức thực hiện ở mỗi phường, lãnh đạo công ty dịch vụ công ích Quận, đại diện của các tổ chức Đoàn thể và tổ chức xã hội trong Quận (Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hiệp Hội người Hoa)

Cấp 2: bao gồm các trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố; lực lượng thu gom công

ty DVCI Quận và dân lập; các hội viên cơ sở của các hội viên cơ sở của các tổ chức đoàn thể và xã hội thuộc các phường trong Quận (hội phụ nữ Phường, nhóm đoàn viên, đội dân phòng khu phố); Ban Quản lý chợ tham gia chương trình

SVTH: PHẠM THỊ TUYẾT MAI 91

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w