Khó khăn mang tính thực tiễn chính từ sự thiếu đồng bộ của chuỗi hệ thống mà hiện nay chương trình đang gặp phả

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 84 - 86)

- Kim loại sắt

b. Trang thiết bị

4.4.2 Khó khăn mang tính thực tiễn chính từ sự thiếu đồng bộ của chuỗi hệ thống mà hiện nay chương trình đang gặp phả

thống mà hiện nay chương trình đang gặp phải

Khả năng nhận biết chương trình là ai cũng biết, cũng hiểu nhưng khi bắt tay vào thực hiện phân loại còn nhiều sai phạm, hoặc chưa thực sự phân loại triệt để hoặc chưa sẵn sàng thực hiện tốt với nhiều nguyên nhân:

• Thói quen cũ còn nặng, còn đùn đẩy trách nhiệm phân loại • Thực hiện lấy lệ, chưa tự giác chỉ làm khí được nhắc nhở

• Lực lượng rác dân lập chưa thực hiện xe hai ngăn chứa rác đã phân loại và dân móc bịt làm xáo trộn rác đã phân loại

• Qui chế phân loại rác tại nguồn chưa có nên chưa điều chỉnh được hành vi người dân khi không thực hiện phân loại rác tại nhà.

Đối với người làm rác dân lập:

• Thực hiện ngăn xe: chưa tự giác, làm lấy lệ, không bị xử phạt đối với hành vi sai trái của mình do thiếu qui chế để điều chỉnh hành vi của họ.

• Thực hiện phân loại: làm chiếu lệ, đùn đẩy trách nhiệm ( dân chưa phân loại, lực lượng rác dân lập chưa phân loại ) chưa bị điều chỉnh xử phạt bởi qui chế, bởi cơ quan chuyên quản ( UBND phường ).

• Một số người làm rác chưa chuyển rác về đúng nơi qui định như rác dân lập chuyển rác qua bô rác Tân Hóa.

Hiện nay người làm rác dân lập trên địa bàn Quận 6 chủ yếu sử dụng phương tiện tự có như xe ba gác đạp, xe ba gác máy, xe lam…vừa thô sơ vừa cũ kỷ không phù hợp với qui định chung, cơi nới tự do chủ yếu chở nhiều rác. Việc tham gia vào chương trình phân loại rác tại nguồn đối với lực lượng làm rác dân lập phải được điều chỉnh bằng qui chế phân loại rác tại nguồn của thành phố ban hành và phải được trang bị lại phương tiện vận chuyển rác phù hợp qui định chung.

Vai trò của UBND phường:

Các phường đi vào quản lý lực lượng làm rác dân lập theo quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố. Việc quản lý rác dân lập từ các phường vẫn còn nhiều bất cập.

Đối với chương trình phân loại rác tại nguồn dù đã có biên bản thỏa thuận với người làm rác dân lập tại từng phường nhưng khả năng bắt buộc: ngăn xe – phân loại – di chuyển đúng nơi qui định chỉ được thực hiện thông qua sự kêu gọi, nhắc nhở, động viên người làm rác nên kết quả việc tham gia người làm rác dối với chương trình phân loại rác còn rất hạn chế nếu không nói là chiếu lệ, đối phó.

Vai trò của Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6:

Việc thực hiện qui trình phân loại rác tại trạm: bước đầu đạt được một số kết quả nhất định là xây dựng được qui trình phân loại, tính định mức cho việc phân loại. Tuy nhiên để phân loại rác triệt để với 2 loại hữu cơ và vô cơ mặt bằng trạm Bà Lài hiện tại chưa thể đáp ứng cho việc phân loại vì:

• Tổng diện tích mặt bằng nhỏ

• Công nghệ tại trạm không phù hợp cho việc phân loại • Công suất trạm chỉ xử lý tối đa 60 tấn/ngày

Việc định hình cho công nghệ mới, khép kín phù hợp với chương trình phân loại tại nguồn, tránh bụi, mùi, không gây ảnh hưởng đến dân xung quanh trạm đang là bài toán khó đối với công ty. Công ty tranh thủ sự hỗ trợ của sở TNMT trong việc định hình công nghệ phục vụ cho trạm rác khép kín ( đây là dự án hoàn toàn mới chưa có tiền tệ ) nên đã mất khá nhiều thời gian và công sức cho ý tưởng thiết kế trạm rác theo công nghệ tiên tiến phù hợp qui trình phân loại tại nguồn.

Lượng rác toàn địa bàn Quận 6 năm 2006 từ 320 – 330 tấn. Trong khi trạm Bà Lài chỉ xử lý 60 tấn/ngày, như vậy với nhu cầu xử lý rác trên toàn địa bàn Quận 6 đòi hỏi phải có thêm 2 trạm xử lý rác có công suất 100 – 150 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w