Hệ thống thu gom

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 42 - 45)

h. Các thành phần khác:

2.2.2 Hệ thống thu gom

Hàng ngày CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom CTR ở khu gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn ( từ 7-10 tấn ) nhận chất thải rắn và đỗ ra bãi chôn lấp Đa Phước ( Bình Chánh ) hoặc Phước Hiệp ( Củ Chi ). Tại một số điểm, CTR sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp.

Công việc lấy rác diễn ra nhanh chóng không gây mất nhiều thời gian do các hộ dân thường chứa rác trong các bịch nilon và để sẵn ngoài cửa hay lề đường.

Thời gian bắt đầu làm việc trong ngày bình thường khoảng 3 giờ sáng, công nhân sẽ liên tục đi thu gom cho đến khi hoàn tất công việc lấy rác từ các hộ dân. Đối với một số ngày trời mưa gió thất thường, công nhân sẽ đi trễ hơn hoặc nếu mưa to không dứt họ sẽ không đi thu gom ngày đó mà qua hôm sau mới đi, gây ứ đọng rác tại các hộ dân cư. Theo một số hộ dân cho biết đôi khi người thu gom không đi lấy rác liên tục trong 2 ngày.

Phương tiện thu gom rất đa dạng gồm: xe lam, xe ba gác máy, xe ba gác đẩy tay, xe lavi,…Việc vệ sinh phương tiện thu gom ít khi được thược thực hiện vào cuối ca làm việc nên chất lượng vệ sinh theo đánh giá chung là không đạt ( nếu có thực hiện thì chỉ quét, lau, chùi chứ không rửa ).

Hình 2.4: Hiện trạng thu gom CTR Quận 6

Thu gom bằng xe bagác có cơi nới Thu gom bằng thùng 660l

năng cơi nới thêm 415.

Tình trạng sử dụng các phượng tiện hầu như dung tích chứa của các phương tiện

đều không đáp ứng cho khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải cơi nới cao lên.

Nhân công hiện tại lực lượng dân lập tồn tại khoảng 206 công nhân, lực lượng công

lập là 112 công nhân. Hệ thống thu gom rác công lập bao gồm 3 tổ ( tổ 1: 47 công nhân; tổ 2: 45 công nhân và tổ 3: 20 công nhân ), phụ trách công tác quét đường và thu gom rác tại các hộ gia đình trên các tuyến đường của Quận 6, công nhân tại mỗi tổ không chuyên trách từng tuyến đường cụ thể, công việc được luân phiên thay đổi. Công nhân làm việc 6 ngày/tuần, và thời gian nghỉ được luân phiên trong tổ.

Bảng 2.5: Lực lượng thu gom rác dân lập tại Quận 6

STT Phường Số công nhân

1 1 15 2 2 4 3 3 18 4 4 17 5 5 14 6 6 18 7 7 19 8 8 22 9 9 11 10 10 19 11 11 7 12 12 11

13 13 19

14 14 12

Tổng cộng 206

Tổng số hộ giao rác: theo số liệu thu thập từ các Ủy ban nhân dân phường trên địa

bàn Quận 6, tỷ lệ số hộ gia đình giao rác chiếm khoảng 90% trên tổng số hộ gia đình trên toàn quận.

Số hộ cho 1 dây rác : mỗi một chuyến, người thu gom có thể lấy rác từ 70 – 200 hộ

gia đình/dây rác. Sự thay đổi này do tốc độ phát sinh rác từ mỗi hộ khác nhau. Lực lượng dân lập không chỉ phục vụ trên địa bàn Quận 6 mà họ còn thu gom rác từ các quận lân cận như quận 5, quận Tân Phú, Bình Chánh,…, do đó việc xác định khối lượng rác phát sinh từ Quận 6 cũng như việc quản lý và thu thập thông tin từ lực lượng này rất khó khăn.

Nhận xét:

- Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chưa phù hợp về mặt vệ sinh. Hiện nay về mặt ngành là do Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6 quản lý nhưng về nhân sự ( các đường dây rác ) lại do các phường quản lý, do đó sự quản lý từ phía nhà nước không hiệu quả, khó có thể can thiệp vào công tác thu gom rác của lực lượng dân lập này.

- Xe lavi có hiệu quả thu gom đối với các khu dân cư mặt tiền đường, lực lượng dân lập xe đẩy tay ba gác có hiệu quả hơn khi thực hiện thu gom rác hộ dân trong đường hẻm.

- Theo khảo sát, nhiều hộ dân ven bờ kênh không ký hợp đồng thu gom rác mà họ bỏ rác xuống lòng kênh.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w