Công tác tuyên truyền:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 76 - 79)

- Kim loại sắt

a. Công tác tuyên truyền:

Từng phường sẽ thành lập một tiểu ban tổ chức thực hiện chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn gồm các thành viên như sau:

- Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường; - Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố;

- Hội trưởng hội phụ nữ:;

- Nhóm hành động (thành lập từ đoàn thanh niên); - Mặt trận tổ quốc Phường;

- Giáo viên các trường; - Ban quản lý chợ;

- Nghiệp đoàn rác dân lập.

Nhiệm vụ chính của các tiểu ban: vận động, hướng dẫn người dân thực hiện PLRTN, kiểm tra , giám sát, xử lý những trường hợp không thực hiện phân loại và vi phạm về các quy định PLRTN.

Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên:

- Chủ tịch/Phó Chủ tịch Phường: phụ trách chung

- Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố: họp và phổ biến kế hoạch với dân, đốc thúc dân cư qua các kỳ họp tổ dân phố. Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ họp dân và cùng với “đội xung kích” (lực lượng đoàn viên thanh niên) thực hiện phổ biến chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn. Tổ trưởng tổ dân phố cũng nhắc nhở công việc phân loại qua các buổi họp dân phố định kỳ, nhắc nhở công việc người dân đặt thùng đúng chỗ, đồng thời thông báo những điều chỉnh về lịch trình thu gom từ Ban thực hiện dự án. Trong công tác triển khai tổ trưởng tổ dân phố có hỗ trợ kinh phí hoạt động từ chương trình vì đây là công tác chiếm khá nhiều thời gian.

- Tổ đoàn viên - thanh niên: đây là lực lượng chính trong công tác tuyên truyền vận động do các bạn còn trẻ, có thời gian cũng như khá năng động trong những hoạt động phong trào. Ngoài việc tổ chức những cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như xe hoa, áp phích, băngrôn, loa phóng thanh … để phát động phong trào. Đồng thời phổ biến, hướng dẫn người dân Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn từ các buổi triển khai ban đầu, và một nhiệm vụ khá quan trọng khác là theo lực lượng thu gom trong ngày đi thu gom phần chất thải rắn còn lại, nhắc nhở người dân đem rác ra đổ, đặt thùng rác đúng chỗ, góp ý người dân về cách tách rác (thậm chí có thể xin phép vào nhà hộ dân giúp họ đặt lại thùng rác, dán lại tờ bướm … như là một cách

tuyên truyền) và thống kê quá trình phân loại rác từ hộ gia đình. Dự kiến, mỗi cặp đoàn viên sẽ quay lại hộ gia đình cách nhật 3 tuần 1 lần để thực hiện các vấn đề trên. Công tác của đội xung kích cũng được hỗ trợ kinh phí hoạt động như là công việc bán thời gian.

- Hội trưởng hội phụ nữ: tuyên truyền Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn trong hội thông qua các kỳ họp;

- Chuyên viên tư vấn và thành viên của chủ đầu tư: tập huấn các thành phần nòng cốt (đoàn thanh niên, hội phụ nữ) để hiểu rõ mục tiêu của dự án cũng như cách phân loại. Để giúp lực lượng này tăng thêm kỹ năng tuyên truyền và thuyết phục người dân tham gia phân loại, các đợt tập huấn ngắn về công tác tuyên truyền vận động có sự tham gia của người dân sẽ được nhóm tư vấn (ENDA) hoặc phối hợp với các chuyên gia môi trường trong các trường đại học, Viện nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Các đoàn thể khác (hội cựu chiến binh, Công đoàn các đơn vị, giáo viên, ban quản lý chợ ….): mỗi lực lượng sẽ tham gia vận động, hướng dẫn đối tượng do mình phụ trách.

- Nghiệp đoàn rác dân lập: phổ biến lợi ích của. việc phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn và cách thu gom hợp lý đối với lực lượng thu gom rác.

Nội dung tuyên truyền:

Hình thức tuyên truyền sẽ phù hợp cho từng đối tượng để giúp họ hiểu mục đích và ý nghĩa của việc PLRTN để có ý thức và tự nguyện tham gia một cách tích cực nhất vào việc phân loại.

- Mục đích chính của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

- Việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai, giảm bớt chất thải phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành phố đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải …) mà nguyên nhân sâu xa của nó là do chưa thực hiện tốt việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn.

- Góp phần vào việc giữ gìn thành phố sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị: tạo cho cộng đồng thói quen bỏ rác đúng nơi đúng chỗ giảm tình trạng xả rác bừa bãi; đối với người thu gom thì hạn chế và chấm dứt treo các bao phân loại xung quanh xe thu gom.

- Một ý nghĩa quan trọng khác của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w