Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của CTR sinh hoạt. Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ các nhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường giấy chưa in nên có thể thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp. Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm được lượng rác thải đỗ về bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi sẵn có, giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất giấy. Các loại có thể tái chế bao gồm:
- Giấy cũ: quầy bán báo, báo thải bỏ từ các hộ gia đình…
- Carton hỏng: sử dụng đóng gói các thùng hàng lớn, bao bì của đồ dùng các kích thước lớn. Giấy carton là một trong những nguồn phế liệu riêng biệt để tái chế. Thùng carton được ép kiện và chuyển đến các cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp giữa của các dạng bao bì carton.
- Giấy cao cấp: giấy in máy tính, giấy thải từ văn phòng, giấy trắng, giấy màu từ sách, gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt xén từ sách, giấy vẽ tranh…Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc các loại giấy chất lượng cao khác.
- Giấy hỗn hợp: hỗn hợp giấy vụn, tạp chí, giấy in…giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác.
c. Nhựa:
Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa, nhựa phế thải đặc biệt là nilon ngày càng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thành phần CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, sự phổ biến của chúng gặp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường vì những lý do sau đây:
- Chất độc thải ra trong quá trình chế tạo nhựa
- Chất độc do phân hủy nhựa plastic gây ra khi đốt rác
- Làm giảm chất lượng CTR, đặc biệt là chất lượng phân compost chế tạo từ rác.
Do nhựa có tính bền vững dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của chúng trong thiên nhiên sau khi sử dụng. Để phân rã sinh học hoàn toàn chất plastic có nguồn gốc từ hóa dầu cần có một thời gian từ 2 đến 4 thế kỷ. Vì vậy, để tăng tính năng môi trường, ngày nay người ta đang nghiên cứu chế tạo nhựa phân rã sinh học nhưng không làm giảm đi tính ưu việt của nó về mặt sử dụng. Như vậy, nếu thu hồi và tái sinh lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết. Tuy nhiên, việc thu hồi nhựa hiện nay được quyết định bởi khía cạnh kinh tế hơn là khía cạnh công nghệ hay thị trường tiêu thụ. Khả năng tái sinh vật liệu nhựa được xác định trên cơ sở phân tích tổ hợp các thông số sau đây:
- Cân bằng năng lượng tổng thể, yêu cầu năng lượng để thu gom và tiêu hủy chất thải.
- So sánh chất lượng/giá thành vật liệu plastic thu gom
- Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình chuyên chở và tiêu hủy CTR. - Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước để rửa sản phẩm và lọc khói.
Nhựa có nhiệt trị cao nên có thể thu hồi năng lượng của chúng bằng cách đốt. Tuy nhiên, phương pháp này gây ô nhiễm môi trường và mặt khác việc thu hồi năng lượng bàng phương pháp đốt chưa hẳn tối ưu so với việc thu hồi plastic để tái chế. Vì vậy, việc tái sinh polymere sẽ trở thành một hoạt động thực sự trong tương lai. Sự hấp dẫn của nguồn nguyên liệu và thị trường tái chế bao gói sử dụng plastic bị khống chế bởi vấn đề kinh tế hơn là vấn đề kỹ thuật.
d. Thủy tinh:
Gồm các loại:
- Thủy tinh trong hay màu ( lục, nâu, hổ quách )
- Các loại kính phẳng ( kính cửa sổ ) hay kính cong ( kính xe )
- Chai, lọ, ly, thùng chứa ( thực phẩm, nước giải khác…) bằng thủy tinh.
Trong thành phần CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0-19%, trong đó chủ yếu là miểng chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân bán lại cho những người thu mua phế liệu.
Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới, một phần nhỏ để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh. Các loại phế liệu thủy tinh không thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát đường, đá lát sàn nhà và bê tông nhẹ. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lát đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cổ điển.
e. Sắt, thép:
Sắt, thép thu hồi từ CTR sinh hoạt chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi được làm sạch các tạp chất được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân nhân tạo thành thiếc dạng thỏi.
Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thiếc vì quá trình gia nhiệt làm cho môt phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới không tinh khiết.
So với những thành phần chất thải có khả năng tái chế như giấy, thủy tinh, nhựa thì lon nhôm là loại CTR được tái chế thành công nhất. Tái chế lon nhôm mang lại hiệu quả về kinh tế do:
- Việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước ổn định
- Năng lượng cần thiết đẩy sản xuất một lon nhôm từ nhôm tái chế ít hơn so với nhôm nguyên chất 5%
- Lon nhôm được tái chế là nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất.
- Tái chế cho phép các nhà máy sản xuất lo nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại.
g. Cao su:
Cao su được thu hồi từ tái chế lớp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Cũng như các thành phần phế liệu khác, cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện để giảm thể tích trước khi chở đến cơ sở tái chế.