0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN (Trang 68 -69 )

- Kim loại sắt

3.2.2 nhiễm môi trường nước

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ khá cao:

- COD: từ 3000 - 45.000 mg/l - N-NH3: từ 10 - 800 mg/l - BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l

- TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l

- Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật.

Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm cho tấng nước và sẽ rất nguy hiểm nếu như con người sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọan lên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan. Đó là do các axít béo mới hình thành

tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn … Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.

Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN (Trang 68 -69 )

×