Do đặc điểm của lợn con:

Một phần của tài liệu Điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con và so sánh hiệu lực hai loại thuốc kháng sinh Norcoli và Enroflox điều trị bệnh. tại xã Song Mai – thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 49)

III. Cơ sở khoa học của đề tài:

b. Do đặc điểm của lợn con:

Khi mới sinh cơ thể lợn con cha phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá. Dịch vị chỉ tiết ra khi có thức ăn kích thích và trong dịch vị có rất ít HCl tự do, hàm lợng và hoạt tính của men pepsin còn thấp (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997) [12], vì pepsinnogen tiết ra không đợc hoạt hoá. Nguyên nhân là do hàm lợng HCl tự do thấp, HCl vốn đã tiết ra ít thì chúng lại nhanh chóng liên kết với dịch dạ dày (A.N.Kavas Nhiki). Khi thiếu men pepsin, sữa mẹ không đợc tiêu hoá và kết tủa dới dạng Cazein gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của Cazein cha đợc tiêu hoá) (Nguyễn Văn Thanh và cộng sự, 2004) [20]. Nhợc điểm này trong hoạt động tiêu hoá của lợn con là nguyên nhân đầu tiên làm phát sinh bệnh. Theo Cù Xuân Dần (1996) lợn con từ một tháng tuổi trở lên hàm lợng HCl và men pepsin trong dịch vị tăng nên tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng giảm đi rõ rệt.

Khi mới sinh vỏ não và trung tâm điều tiết thân nhiệt cha hoàn chỉnh nên lợn con khó thích nghi đợc với sự thay đổi bất thờng của thời tiết khí hậu. Hơn nữa lợng mỡ dới da lợn con mới đẻ chỉ khoảng 1%, diện tích da lại lớn so với trọng lợng cơ thể rất nhiều nên lúc thời tiết thay đổi đột ngột, lợn con mất cân bằng giữa 2 quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc biệt khi nhiệt độ hạ xuống thấp, độ ẩm cao lợn con sẽ mất nhiều nhiệt, làm giảm sức đề kháng nên dễ bị bệnh.

Lợng sữa mẹ từ khi để tăng lên dần đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến ngày thứ 20 đột nhiên giảm xuống khá thấp. Trong khi lợn con trong giai đoạn bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể khá nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng, vitamin. Do đó nếu dinh dỡng của lợn mẹ không tốt thì đến

ngày thứ 20 thì lợn con càng thiếu sữa, thờng hay ăn bậy nên dễ sinh các bệnh về đờng tiêu hoá.

Đái Duy Ban (1980) cho rằng một quy luật “khủng hoảng” trong sinh lý của lợn con trong vòng 4 tuần tuổi đầu tiên là xuất hiện hội chứng thiếu máu do thiếu sắt. Hội chứng này làm cho lợn con còi cọc, suy dinh dỡng tới 25%, lại kèm theo hội chứng ỉa phân trắng. Hiện tợng thiếu sắt đợc Vitter (1969) giải thích nh sau: Lợn con sau khi sinh bị cắt nguồn cung cấp hồng cầu và các chất dinh dỡng từ máu mẹ qua nhau thai, lợn con phải sống tự lập do đó hệ tạo máu bắt đầu đợc hoạt động, hồng cầu đợc hoàn thành đi vào vòng tuần hoàn sẽ có nhiệm vụ vận chuyển oxi và các chất dinh dỡng dành cho mô bào. Nhờ vậy các mô bào thực hiện đợc chức năng tổng hợp hoặc phân huỷ các chất

nh: Protein, lipit, glucose… để kiến tạo các tế bào mới hoặc để sinh năng lợng

cho cơ thể hoạt động. Để cấu tạo hồng cầu thì cơ thể cần có sắt, lợn con cần mỗi ngày từ 7- 11 mg sắt, trong khi đó lợng sắt cung cấp từ sữa mẹ lại rất ít không quá 2 mg sắt /1 ngày. Vậy hàng ngày cơ thể lợn con còn thiếu hụt khoảng từ 5- 9 mg sắt để cấu tạo hemoglobin và một số men chuyển hoá và hấp thu nh: Cytochrome, cytochromo, xydaza, catalasa và peroxydasa. Nếu trong thời gian 4 tuần tuổi đầu mà không bổ sung sắt kịp thời cho chúng thì sẽ xuất hiện hội chứng thiếu máu do thiếu sắt và gây rối loạn chyển hoá chu trình kreb. Theo Hùng Cao (1962) thì thiếu sắt gây bần huyết, cơ thể suy yếu, không hấp thu đợc đầy đủ chất dinh dỡng, sinh không tiêu, ỉa chảy.

Hơn nữa trong giai đoạn theo mẹ lợn con trải qua quá trình tập ăn nên có thể ăn cả phân do lợn mẹ hoặc những con lợn khác thải ra nếu không đ- ợc quét dọn sạch sẽ sinh ra bệnh ỉa chảy.

Một phần của tài liệu Điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con và so sánh hiệu lực hai loại thuốc kháng sinh Norcoli và Enroflox điều trị bệnh. tại xã Song Mai – thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w