III. Cơ sở lí luận của đề tài
5. Đặc điểm sinh trởng và phát dục của lợn con theo mẹ
Năng suất sinh sản cuối cùng của lợn nái đợc đánh giá bằng số lợng lợn con cai sữa và số lợng cai sữa toàn ổ/nái/năm. Để nâng cao đợc năng suất chăn nuôi lợn con bú sữa. Đầu tiên chúng ta cần nắm đợc những đặc điểm chính của chúng, nhằm hạn chế chết trong qúa trình nuôi và nâng cao khối lợng toàn ổ lợn con lúc cai sữa.
5.1. Đặc điểm sinh trởng và phát dục của lợn con.
Lợn con trong giai đoạn này có tốc độ sinh trởng và phát triển rất nhanh. Theo dõi tốc độ tăng trọng của lợn con thấy rằng: Khối lợng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần. Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trởmg và phát dục nhanh nhng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ nhanh nhất là lúc 21 ngày tuổi sau đó giảm xuống, có sự giảm này là do lợng sữa mẹ bắt đầu giảm và giảm lợng Hemoglobin trong máu lợn con giảm. Thời gian bị giảm tốc độ phát triển thờng kéo dài khoảng 2 tuần và gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế tác động của giai đoạn này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn sớm cho chúng. Do tốc độ sinh trởng, phát dục của lợn con nhanh nên khả năng tích luỹ chất dinh dỡng rất nhanh.
5.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá.
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhng cha hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non, ruột già.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít)
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Cơ quan tiêu hoá của lợn con cha đợc hoàn thiện do một số men tiêu hoá thức ăn cha có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Nh vậy, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh dỡng trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hoá thức ăn ngoài kém, cần chú ý loại thức ăn phù hợp cho lợn con để nâng cao khả năng tiêu hoá thức ăn.
Bảng 1: Sự phát triển của khối lợng và cơ quan tiêu hoá của lợn con qua các giai đoạn (giáo trình chăn nuôi lợn)
Cơ quan Sơ sinh 10 ngày 20 ngày 60 ngày
Dạ dày (lít) 0,03 3,0 8,0 60
Ruột non (lít) 0,01 3,0 6,0 50
Ruột già (lít) 0,04 1,5 2,5 50
5.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt.
Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn cha hoàn chỉnh nên thân nhiệt của lợn còn cha ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt cha đợc cân bằng (theo Hovorken, 1993, trích từ Vũ Xuân Tấn, 2002).
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân: - Lớp mỡ dới da mỏng, lợng mỡ và glucogen dự trữ trong cơ thể lợn còn thấp, trên thân lợn con lông còn tha nên khả năng cung cấp năng lợng chống rét còn bị hạn chế nên khả năng giữ nhiệt còn kém.
- Hệ thần kinh điều khiển nhiệt còn cha ổn định.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lợng chênh lệch tơng đối cao nên lợn con bị mất nhiệt, nhiều khi bị lạnh. ở giai đoạn này lợn con duy trì thân nhiệt, chủ yếu nhờ nớc trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn. Lúc sơ sinh hàm lợng nớc trong cơ thể lợn con chiếm tới 81 – 81,5%. ở giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi chiếm 75 – 78% (giáo trình chăn nuôi lợn, 2000).
Nói chung, khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt hạ xuống càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít thì thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh thì lợn con sẽ có một số triệu chứng thờng thấy nh đi ỉa phân lỏng bừa bãi, cắn đuôi, cắn tai nhau, lông xù, tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết (tài liệu kỹ thuật Calgill).
Trên cơ thể lợn con, phần trên cơ thể có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. ở phần thân thì nhiệt phần bụng là cao nhất, cho nên khi bị lạnh thì phần bụng bị mất nhiều nhiệt nhất (Siler.1965, trích từ giáo trình chăn nuôi lợn). Sau 3 tuần tuổi thì cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con mới tơng đối hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn con ổn định hơn (39 – 39,50C).
5.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch.
Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu nh không có kháng thể. Kháng thể lợn con tăng rất nhanh sau khi lợn con đợc bú sữa đầu, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lợng kháng thể bú đợc nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái hàm lợng protein rất cao những ngày đầu mới đẻ hàm lợng protein trong sữa chiếm tới 19%, trong đó hàm lợng γ - globulin chiếm số lợng khá lớn 34 – 35%, γ- globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Nếu lợn con không đợc bú sữa đầu thì từ 20 – 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không đợc bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, tỷ lệ chết rất cao.