Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 31 - 33)

Với trên dưới 5.800 DNNN, chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư, 50% khoản nợ Ngân hàng trong nước và đóng góp khoảng 30% cho tổng GDP của đất nước, đây thật sự là một số lượng DN rất lớn trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam mà hầu hết cần phải được chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Nhận thức được CPHù DNNN là một trong những mục tiêu then chốt để phát triển kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh, giải quyết phần nào thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài, Nhà nước đã không ngừng có những bước cải tiến

mạnh mẽ trong tiến trình này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:

- Số lượng DNNN được CPH trung bình hằng năm tính từ thời điểm thực hiện Nghị định 28/CP, tiếp đến là Nghị định 44/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 187/CP đều tăng rõ rệt qua các thời kỳ.

- Cho đến thời điểm cuối tháng 8/2005, cả nước đã thực hiện chuyển đổi sang hình thức CTCP được 2.540 DNNN. Theo kết quả khảo sát của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN đối với 850 DN đã CPH hơn một năm cho thấy: vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng trên 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập người lao động tăng 12%, cổ tức chia bình quân là 17%/năm, hơn 90% DN hoạt động có hiệu quả cao. Vai trò của người lao động trong DN CPH được nâng lên rõ rệt do được quyền làm chủ với tư cách là cổ đông, thực sự góp phần tạo ra động lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN.

- Hầu hết các DN CPH sau khi phát hành lần đầu đều có nét chung: mọi hoạt động tài chính, chủ trương lớn của Giám đốc đều phải chịu sự giám sát của HĐQT và cao hơn là Đại hội cổ đông. Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được thể hiện bằng việc chia cổ tức hàng tháng, hàng quí. Chính vì vậy, hoạt động tài chính của DN thường xuyên được giám sát. Lợi ích của DN được gắn chặt với lợi ích của cổ đông nên người lao động trong DN đã trở thành những chủ nhân thực sự. Cũng thông qua Đại hội cổ đông và HĐQT, trí tuệ tập thể đã được phát huy, nhờ đó mà phương thức quản lý kinh tế không ngừng được đổi mới để phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế xã hội.

- Ngoại trừ một số ngành cần có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, còn lại Nhà nước đang có chủ trương thực hiện CPHù toàn bộ các DN thuộc khối Nhà nước. Việc triển khai CPH đã huy động được trên 13.000 tỷ đồng vốn từ Xã hội,

từ các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các DNNN CPH, góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý của DN. - Đồng thời thông qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước thu lại được khoảng 12.000 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và dùng vào việc giải quyết chính sách cho người lao động trong DNNN thực hiện CPH. Về số tuyệt đối thì đây chưa phải là lớn, nhưng về mặt tỷ lệ thì rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 31 - 33)