Đánh giá các doanh nghiệp tiềm năng phát hành và niêm yết chứng khoán (trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phiá Bắc).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 48 - 50)

(trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phiá Bắc).

Việc đánh giá các DN tiềm năng phát hành và niêm yết chứng khoán được dựa trên số liệu điều tra thực tế. Trong số 200 doanh nghiệp được TTGDCK Tp.HCM điều tra thông qua bảng câu hỏi, có 48 doanh nghiệp trả lời không hợp lệ. Trong tổng số 152 DN có ý kiến trả lời, số DN có doanh thu lớn hơn 100 tỷ đồng là 27 DN, từ 50 tỷ đến 100 tỷ là 26 DN, còn lại là các DN có doanh thu nhỏ hơn 50 tỷ. Nếu tính theo tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu, 26 DN có tỷ lệ này lớn hơn 10 (lần); 27 DN có tỷ lệ từ 5-10.

Đối với các DN có tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu lớn, hầu hết đều là các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chế biến, số ít còn lại thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng. Đối với các DN có tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu nhỏ (tỷ lệ từ 1 đến 3 lần), chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Trong cuộc khảo sát thứ hai, số liệu thu thập được dựa trên Dự án “Điều tra, đánh giá các điều kiện tổ chức và hoạt động của TTCK ở Việt Nam”, bao gồm cả việc lấy ý kiến của 150 DN trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm đánh giá khả năng tham gia niêm yết trên TTCK của các DN tại khu vực này.

Qua kết quả điều tra cho thấy, tại Tp.HCM, số DN có ý định huy động vốn trên TTCK là 43 DN, chiếm 28,28% tổng số DN được điều tra và tại Hà Nội con số này được xác định là 53,33%. Số DN còn lại ở cả hai khu vực chưa có ý định tham gia huy động vốn trên thị trường vì chưa hiểu rõ lợi ích của việc phát hành trên TTCK, hoặc chưa đủ điều kiện tham gia thị trường. Như vậy, mặc dù việc huy động vốn trên TTCK là một hình thức hoàn toàn mới mẻ đối với DN Việt Nam, song số liệu trên cho thấy có khá nhiều DN đã quan tâm đến hình thức huy động vốn này, và điều đáng mừng hơn đó lại là xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi

khách quan của chính DN trong việc huy động vốn thông qua TTCK. Kết quả điều tra sẽ được trình bày một cách chi tiết và cụ thể hơn trong phần phụ lục.

Kết luận chương II

Trong Chương II, đề tài đã điểm qua về lịch sử phát triển của CTCP; về thực trạng quá trình CPH DNNN qua các thời kỳ, nêu lên những kết quả đạt được cũng như vấn đề còn tại; thực trạng TTCK VN trong thời gian qua; đi sâu và làm làm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các DN không quan tâm hoặc lẫn tránh, không muốn niêm yết trên thị trường; phân tích về thực tiễn hoạt động của hệ thống niêm yết và các hoạt động có liên quan đến vấn để thúc đẩy các DN tiềm năng lên niêm yết trên TTCK, trong đó chú trọng đến việc phân tích trên nhiều khía cạnh, ngành nghề tiêu biểu, để có thể đưa ra những nhận định khách quan nhất về tiềm năng phát hành và niêm yết của các DN. Đặc biệt, từ việc đi khảo sát thực tế tại các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (chủ yếu trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh phía Bắc). Đề tài đã tổng kết lại các số liệu, rồi khái quát nâng cao lên thành cơ sở cho phần đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở Chương III.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 48 - 50)