Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, hầu hết SGDCK các nước đều có những tiêu chuẩn, điều kiện tối thiểu đòi hỏi các công ty khi đăng ký niêm yết trên TTCK tập trung phải đáp ứng đầy đủ. Việc đề ra những tiêu chuẩn này dựa trên quan điểm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo TTCK hoạt động công bằng và trôi chảy.
Tuy nhiên, SGDCK các nước đều có biện pháp nhằm khuyến khích việc niêm yết của các DN tiềm năng, DN kinh doanh mạo hiểm. Bởi vì đây là những DN chưa đủ tiêu chuẩn để niêm yết theo quy định thông thường, song lại được coi là có triển vọng phát triển vượt trội hơn bình thường, vì vậy việc niêm yết của các DN này sẽ góp phần gia tăng hơn nữa nguồn cung hàng hóa cho TTCK, mặt khác vẫn có thể đảm bảo chất lượng cổ phiếu cho nhà đầu tư.
Các tiêu chuẩn niêm yết dành cho đối tượng DN này bao giờ cũng ít chặt chẽ hơnso với các tiêu chuẩn thông thường. Điều này giúp các công ty đó có cơ hội
tiếp cận được nguồn vốn to lớn huy động qua TTCK, đây là điều rất quan trọng để phát triển DN, hoặc một số tiêu chuẩn cũng được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề riêng5, để các công ty này có thể niêm yết trên TTCK. Qua nghiên cứu mô hình hệ thống niêm yết của các nước, có thể thấy một số biện pháp thường được thực hiện để khuyến khích niêm yết đối với những DN nhỏ và tiềm năng là:
- Nới lỏng tiêu chuẩn liên quan đến quy mô vốn của công ty (giá trị tài sản ròng),số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết, tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn và số lượng cổ đông đại chúng …
- Nới lỏng yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận hoặc không yêu cầu công ty phải có lãi trước khi niêm yết, nhưng phải có kế hoạch kinh doanh tốt và đảm bảo khả năng có lợi nhuận trong tương lai.
- Có thể yêu cầu tiêu chuẩn về thời gian hoạt động từ ngày thành lập công ty hoặc không. Chẳng hạn ở Mỹ, yêu cầu những DN này phải có thời gian hoạt động là 03 năm, trong khi ở Nhật lại khuyến khích những DN mới thành lập đi ra niêm yết.
- Khuyến khích các DN tham gia trên thị trường OTC, hoặc thành lập những khu vực thị trường mới dành cho các DN chưa đạt tiêu chuẩn niêm yết thông thường.
Các biện pháp trên đã góp phần tích cực trong việc phát triển hệ thống niêm yết của các nước, tạo điều kiện phát triển cho các DN mới hình thành. Do vậy, đối với TTCK Việt Nam, đề tài kiến nghị các cơ quan chức năng nên đề ra những tiêu chuẩn tương tự nhằm khuyến khích việc niêm yết của một số DN tiềm năng, DN hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh mới …
5 Ngành nghề riêng như lĩnh vực tài chính, bất động sản …. Ví dụ: Ở Hàn Quốc các tiêu chuẩn về tỷ lệ nợ dành cho những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính được điều chỉnh thấp hơnso với tiêu chuẩn