THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 35 - 37)

TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ TRONG THỜI GIAN QUA.

Ngày 20/07/2000, TTGDCK đầu tiên của Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt động tại Tp. HCM, đánh dấu một bước tiến quan trọng của công cuộc xây dựng thị trường vốn trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. TTCK hình thành và phát triển là một sự kiện tất yếu trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường, song đối với nước ta nó lại mang một ý nghĩa hết sức to lớn, đáp ứng kịp thời một kỳ vọng chính đáng của đông đảo mọi người, đó là mong muốn nền kinh tế có thêm động lực mới, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế theo định hướng thị trường, mở cửa hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong buổi ban đầu còn non trẻ nên đã gặp không ít khó khăn, thách thức khi đi vào hoạt động: Liên tục trong suốt 3 phiên giao dịch đầu tiên, chỉ có 2 loại hàng hóa được niêm yết để giao dịch là cổ phiếu của CTCP Cơ điện lạnh(REE) và CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông(SAM). Các phiên giao dịch sau đó, ngoài 2 loại trên còn có sự tham gia lần lượt của các loại cổ phiếu của những CTCP khác như: CTCP Giấy Hải Phòng(HAP), CTCP Kho vận Giao nhận Ngoại thương Transimex Sài

Gòn (TMS)… cùng với các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Đô thị và trái phiếu ngân hàng.

Tính đến thời điểm 20/07/2005, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đã có sự góp mặt của 271 loại chứng khoán được niêm yết, gồm 30 cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ và 240 loại trái phiếu; có trên 24.000 tài khoản đầu tư, trong đó có 200 nhà đầu tư là tổ chức và hơn 190 nhà ĐTNN; 30 CTNY trên TTGDCK Tp.HCM; 13 công ty CK; 4 công ty quản lý quỹ đầu tư; 1 ngân hàng chỉ định thanh toán và 18 tổ chức lưu ký chứng khoán (gồm 5 ngân hàng và 13 CTCK). Và hiện tại, văn bản pháp quy cao nhất đối với hoạt động chứng khoán và TTCK mới ở mức nghị định, đó là Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Như vậy, trải qua một thời gian vận hành và phát triển, TTCK Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn có những tồn tại cần phải khắc phục, song nhìn chung các phiên giao dịch đã diễn ra trong an toàn, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Các mắt xích quan trọng trong thị trường từ công tác quản lý của Nhà nước (Chính phủ, BTC, UBCKNN…); công tác tổ chức, vận hành của TTGDCK Tp.HCM; hoạt động của các CTCK; các tổ chức trung gian hỗ trợ (ngân hàng chỉ định thanh toán…) cho đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như số lượng hàng hoá trên thị trường… tuy chưa hoàn toàn đáp ứng được mong đợi và yêu cầu chung trong bối cảnh hiện nay của nước ta, nhưng cũng đã thể hiện được sự cố gắng của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân có liên quan nêu trên trong việc hướng đến việc xây dựng một TTCK lành mạnh, phát triển bền vững và thực sự trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho DN và cho cả nền kinh tế. Để có các nhìn chi tiết hơn về quá trình này, chúng ta có thể xem xét một vài số liệu minh hoạ cho hoạt động cuả TTCK Việt Nam trong thời gian qua ở phần phụ lục của đề tài này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)