Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 53 - 56)

- Về chế biến:

2.3.1. Những kết quả đạt được:

Trong giai đoạn 1999 đến 2005, Ngân sách tỉnh đã đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 461,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân của vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản gần 89%. Trong đó vốn đầu tư cho tài sản cố định là 265,169 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư cho cá chương trình phát triển thủy sản như: Trại tôm xã Bình Thạnh huyện Châu Thành, Trại sản xuất cá giống xã Mỹ Hòa Hưng, Vùng nuôi thủy sản xã Tân Hòa, quy hoạch vùng nuôi cá bè, Trại giống thủy sản xã Mỹ Thạnh, Trại kiểm ngư, vùng nuôi tôm huyện Thoại Sơn với tổng số đầu tư 17,236 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư của 190 doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh là 245 tỷ đồng.

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 11 công ty chế biến thủy sản đông lạnh, công suất 89.800 tấn thành phẩm/năm tương ứng với 224.00 tấn nguyên liệu/năm với tổng vốn đầu tư: 592,17 tỷ đồng.

Từ những việc đầu tư trên của Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến hàng đông lạnh thủy sản, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi trồng thủy sản đã mang lại cho An Giang những kết quả đáng kể sau đây:

GDP của ngành thủy sản tỉnh An Giang (Giá cố định) từ 272, 7 tỷ đồng năm 1998 tăng lên 419 tỷ đồng năm 2001 và đến năm 2005 là 505 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân của GDP ngành thủy sản là 9,2%, với tốc độ phát triển này ngành thuỷ sản tỉnh An Giang đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh An Giang (Giá cố định) từ 654,9 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 1.082,7 tỷ đồng năm 2001 và đến năm 2005 là 1.658,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân của giá trị sản xuất ngành thủy sản là 12,3%. Trong đó giá trị sản xuất của 2 loại cá tra và basa là 443,1 tỷ đồng năm 1997 tăng lên 698,8 tỷ đồng năm 2001 và đến năm 2005 là 1.351,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân của giá trị sản xuất cá tra, basa là 14,9%.

về cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất của cá tra, basa trong toàn ngành thủy sản là 30% đến năm 2001 là 58,3% và đến năm 2005 là 80%, qua số liệu vừa nêu đã phản ánh tính chính xác vai trò chủ yếu của con cá tra, basa trong việc phát triển thủy sản.

Về kim ngạch xuất khẩu thì năm 1997 là 23,3 triệu USD tăng lên 36,1 triệu USD năm 2001 và đến năm 2005 là 122,3 triệu USD, tốc độ phát triển bình quân của kim ngạch xuất khẩu là 23%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của 2 loại cá tra và basa là 19,7 triệu USD năm 1997 tăng lên 33,7 triệu USD năm 2001 và đến năm 2005 là 112 triệu USD, tốc độ phát triển bình quân của kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa là 24,2%.

Sản lượng thủy sản toàn tỉnh, trong giai đoạn này cũng tăng đáng kể cụ thể năm 1997 là 104,9 ngàn tấn tăng lên 180,2 ngàn tấn năm 2001 và tăng lên 232,1 ngàn tấn năm 2005, tốc độ phát triển bình quân sản lượng thủy sản là 12%, riêng tốc độ phát triển bình quân sản lượng nuôi trồng thủy sản là 23,7%, còn tốc độ khai thác thủy sản bình quân giảm 3,14%. Điều này chứng tỏ việc quản lý ngành thủy sản từng bước đã đi vào nề nếp, đó là việc nhà nước cấm khai thác nguồn lợi thủy sản đã tạo sự đồng

thuận trong dân và chú trọng phát triển việc nuôi trồng thủy sản, nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên. Việc nuôi thủy sản trong giai đoạn từ 1997 - 2005 phát triển rất mạnh cụ thể là việc nuôi cá tra và basa xuất khẩu, với sản lượng cá tra, basa năm 1997 là 4 ngàn tấn tăng lên 12,8 ngàn tấn và năm 2005 là 56,2 ngàn tấn.

Việc quan tâm đầu tư vốn cho phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang cũng đã góp phần giải quyết được số lượng lớn lao động của tỉnh nhà, năm 1997 lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản là 8.786 người tăng lên 30.596 người vào năm 2001 và tăng lên 36.204 người năm 2005, tốc độ phát triển bình quân lao động trong giai đoạn này 19,36%.

Việc đầu tư vốn cho phát triển nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài, đã từng bước nâng chất lượng và giá trị các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, nguồn nguyên liệu này đã giúp cho ngành chế biến thủy sản phát triển vượt bậc trong thời gian qua, nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng tiêu thụ trong nước và trên thế giới. Góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng dần thu nhập cho nông dân, đời sống kinh tế của nhân dân ngày một nâng lên rõ rệt.

2.3.2- Hạn chế:

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã được vừa kể trên thì vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Chưa kịp đầu tư vốn cho quy hoạch vùng nuôi cá sạch (cá sinh thái), để đáp ứng thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ…ngoài ra, để hạn chế việc ô nhiểm môi trường nhà nước nên đầu tư hệ thống thủy lợi kênh cấp 3 để xử lý nước thải ra từ ao nuôi cá.

Chưa thành lập các trung tâm kiểm tra vi lượng kháng sinh từ con cá đang nuôi của người dân, để kiểm tra chặt chẻ từ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy đông lạnh thủy sản.

Nhà nước chưa quản lý chặt chẻ được doanh nghiệp chế biến và các cơ sở nuôi trồng thủy sản để hướng dẫn nuôi loại thủy sản nào, với sản lượng bao nhiêu và tiêu thụ ở thị trường nào. Do đó, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu không chủ động, ngoài ra một số có vốn đã đầu tư tự phát nuôi cá tra xuất khẩu không theo qui hoạch chung của tỉnh.

Một số ngư dân có khả năng huy động số lượng vốn lớn để đầu tư nuôi nhưng chưa biết hoạch toán kỹ lãi suất, thời gian vay để tính vào chi phí. Một bộ phận ngư dân không có tay nghề nhưng thấy đầu tư có hiệu quả ở những lúc cá có giá nên góp phần làm ảnh hưởng đến nghề nuôi cá tra, basa chung của tỉnh.

Chưa chủ động giống cho niên vụ nuôi, cũng chưa chủ động chuyển đổi cơ cấu giống thủy sản nuôi nên thường xuyên xảy ra sự cố tranh mua giống, đẩy giá giống lên cao, gây ra tình trạng ứ thừa nguyên liệu cá tra,basa hàng hóa.

Việc tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa mang tính chiều sâu, chưa có sự đảm bảo tính ổn định, bền vững. Nuôi trồng thủy sản còn đặt nặng về sản lượng mà chưa chú trọng chất lượng nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu thường bị rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Vì người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi, dẫn đến việc sử dụng thuốc thú y thủy sản không đúng qui định của Bộ Thủy sản. Mặt khác còn do trình độ lao động trong nuôi trồng thủy sản còn thấp, nên việc tiếp thu công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

Thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào mùa vụ (mùa lũ cho cá ăn khoảng 50-70% cá tạp, mùa kiệt cho cá ăn cám có khi đến 90%) làm cho trong chu kỳ nuôi, có thời đoạn cá bị mất cân đối về dinh dưỡng.

Chưa tuân thủ mật độ cá thả nuôi trong ao, bè là cho có lúc cả đoạn song (nuôi bè) hoặc cả xóm (nuôi cá ao) nguồn nước bị ô nhiễm và đạt mức trên phú dưỡng dẫn đến tình trạng dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)