Các giải pháp về hỗ trợ tài chính của địa phương Ưu đãi về thuế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 75 - 77)

. Giống nuôi thủy sản:

3.4.1. Các giải pháp về hỗ trợ tài chính của địa phương Ưu đãi về thuế.

- Ưu đãi về thuế.

Theo lý thuyết tài chính thì thuế là công cụ tài chính chỉ để phục vụ chính cho cải tạo và vận hành các thành phần kinh tế, nhằm ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh, cho đến thuế chỉ là công cụ tăng nguồn thu cho ngân sách, và đến nay thuế mới được xác định đúng vị trí của nó, đó là thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách mà đồng thời chính sách thuế cũng phải bồi dưỡng nguồn thu giúp tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp từ đó thúc đẩy tăng GDP. Tư duy mới này về chính sách thuế đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên để thuế là là công cụ hữu

hiệu hơn trong hệ thống chính sách tài chính, chúng tôi đề nghị thêm các giải pháp về thuế như sau:

Vì thu thuế chủ yếu là bắt nguồn từ kết quả sản xuất kinh doanh nền kinh tế. Vì vậy một sự tăng lên nguồn thu từ thuế chính là kết quả trực tiếp của quá trình tăng trưởng kinh tế biểu hiện bằng thu nhập bình quân đầu người tăng. Chúng ta thu thuế mà không tính đến mức độ tăng GDP thì sẽ tác động tiêu cực đến tiết kiệm và đầu tư của các doanh nghiệp và dân cư, làm cho nền kinh tế khó phát triển. Từ đó đề nghị thống nhất một mức thuế suất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả 2 loại hình doanh nghiệp trong nước và FDI, đồng thời xóa bỏ thuế thu nhập bổ sung. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là 32%, doanh nghiệp FDI là 25% đề xuất thống nhất một mức trong khoảng từ 27- 30%. Từ đó sẽ tăng lợi nhuận để lại sau khi nộp thuế thu nhập của các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng mức tái đầu tư quỹ phát triển sản xuất giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời miễn thuế thu nhập cho phần lợi tức được sử dụng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh chính là kích thích các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần làm lớn lên vốn tự có của doanh nghiệp nâng cao giá trị các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Điều này cho phép các công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân nâng cao uy tín trên thị trường.

Về thuế giá trị gia tăng: Hoàn thiện hơn nữa quy trình hoàn thuế theo hướng hiện đại hệ thống mạng máy tính của tổng cục thuế, tiến hành phân loại doanh nghiệp để có quyết định hoàn thuế trước kiểm tra. Song song với rút ngắn thời gian hoàn thuế cần quy định các hình thức chế tài các doanh nghiệp vi phạm. Từ đó thực hiện nghiêm Luật thống kê, Luật kế toán trong các doanh nghiệp để mở rộng diện nộp thuế khấu trừ. Chính phủ nên định hướng trong vòng 2 -3 năm nữa chỉ còn sử dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Đối với những hộ cá thể, kinh doanh nhỏ, không tổ chức hệ thống kế toán, chứng từ, hoá đơn đáng tin cậy thì áp dụng mức thuế kinh doanh khoán nhằm bớt chi phí hành thu.

Hiện nay, các hộ nuôi thủy sản không phải nộp thuế vì nhà nước đang khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo quyết định

1465/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang “Ban hành chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010.

- Trợ giá.

Để giảm bớt rủi ro cho người nuôi cá, khi gặp phải những sự cố giống như vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa vào thị trường mỹ của hiệp hội chủ trang trại cá nheo Hoa Kỳ là cho giá cá nguyên liệu sụt giảm dưới mức giá thành của các hộ nuôi cá, dẫn đến tình trạng nợ nần, phá sản. Hoặc do tình trạng dịch bệnh, thay đổi thời tiết làm cho cá chết hàng loạt thì nhà nước nên thành lập Quỹ Dự phòng rũi ro để hỗ trợ cho các hộ nuôi cá bằng cách khoanh nợ hoặc bù trợ lãi suất cho vay, hay gặp lúc hộ nuôi phải bán cá mà giá cá lại thấp thì nhà hỗ trợ bằng cách cho doanh nghiệp vay mua vào trữ lại hệ thống cấp đông với lãi suất bằng 0%.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)