Khó khăn, tồn tạ i:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 86 - 90)

Một là, công tác dự báo thị trường chưa chặt chẽ nên không điều tiết ngành nuôi thủy sản phù hợp với thị trường và đạt hiệu quả cao. Chưa có được những bến bãi tiêu thụ sản phẩm thủy sản tươi sống ngay trên thị trường đông dân cư, chưa tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm sơ chế, chưa điều tiết được sản xuất theo hợp đồng nguyên liệu. Không có thông tin về năng lực chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nhà máy chế biến cho ngư dân nắm biết để tự điều tiết sản xuất.

Hai là, một bài học lớn cho người nuôi cá và các ngành chức năng đó là không gắn chặt với thị trường và không có công tác quy hoạch định hướng một cách phù hợp đồng thời cũng cho thấy tình trạng thiếu thông tin đã làm cho người nuôi thủy sản An Giang bị thua thiệt. Đây cũng là một bài học lớn về tính sản xuất nhỏ, phân tán trong sản xuất thủy sản nói riêng và trong sản xuất hàng hóa nói chung. Và “trúng mùa rớt giá” là một vấn đề cần phải khắc phục.

Ba là, kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ, giá xuất khẩu còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo nên rất khó khăn cho công tác định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Bốn là, khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản đông lạnh Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng chưa cao do mẫu mã, chủng loại còn đơn điệu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Năm là, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ thương mại hàng hóa thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện đúng mức. Sản xuất còn mang nặng tính tự phát, không theo quy luật cung

cầu, chưa quan tâm đến yêu cầu thị trường, chủ yếu tập trung nâng cao số lượng , chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm nên sản xuất còng mang tính rủi ro cao mỗi khi thị trường có diễn biến không thuận lợi.

Sáu là, sản xuất giống đã được xã hội hóa nhưng công tác quản lý, kiểm nghiệm chất lượng con giống chưa được thực hiện chặt chẽ; nhận thức về bảo vệ môi trường của ngư dân chưa cao nên sản xuất còn chưa đảm bảo yếu tố bền vững.

Tuy bước đầu hoạt động đạt hiệu quả nhất định, nhưng các hoạt động của các tổ chức hợp tác còn mang tính hình thức, chưa thực sự đạt chất lượng như yêu cầu.

Kết lun

Trong thời gian qua sự phát triển của ngành thủy sản An Giang đã tác động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu của tỉnh, tạo kim ngạch xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Thế mạnh, tài nguyên thủy sản đã được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Nhưng, quá trình phát triển, ngành thủy sản An Giang cũng đã trải qua những bước thăng trầm, bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, nhưng với những chủ trương chính sách phù hợp và cộng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của ngư dân An Giang từng bước vượt qua những khó khăn và đạt được nhiều hiệu quả. Đây cũng là cơ sở tiền đề để ngành thủy sản của An Giang không ngừng phát triển trong thời gian tới.

An Giang đã và đang xem phát triển ngành thủy sản vẫn là một trong những ngành mũi nhọn quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Cho nên, phát triển thủy sản tỉnh An Giang theo hướng sản xuất hàng hóa lớn là một hướng đi đúng, phục vụ cho việc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nhưng sự phát triển phải trên cơ sở ổn định, bền vững kết hợp, hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, lấy thị trường làm căn cứ đẩy mạnh sản xuất, sản xuất phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước.

Với những tiềm năng và lợi thế, chắc chắn rằng ngành thủy sản An Giang sẽ không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà và của đất nước Việt Nam.

Cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô Trường Đại Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa đào tạo sau đại học và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn Thanh Tuyền, cùng với việc cung cấp thông tin của Cục Thống kê, Cục

Thuế, Sở Tài chánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Thủy sản, Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang để tôi hoàn thành luận văn này.

Do điều kiện nghiên cứu bản thân còn những hạn chế và thời gian viết có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được Quý thầy cô, Hội đồng khoa học và các bạn quan tâm đóng góp thêm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Văn kiện Đại hội Đại biển toàn quốc lần thứ IV,X của Đảng cộng sản Việt Nam,

2/ Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê 1998,

3/ Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính 1999 Khoa tài chính doanh nghiệp và kinh doanh tiền, Trường đại học Kinh tế TP.HCM,

4/ Định hướng phát triển thủy sản năm 1999 – 2010 của Bộ Thủy sản, 5/ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010, 6/ Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp An Giang đến năm 2010, 7/ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp An Giang đến năm 2010, 8/ Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản An Giang đến năm 2010,

9/ Đề án xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 – 2005 tỉnh An Giang tháng 04/2001, 10/ Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2005,

11/ Đề án phát triển cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000 – 2005, 2010,

12/ Đề án phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000- 2005, 2010,

13/ Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Thủy sản

14/ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VI, VIII, 15/ Niên giám Thống kê tỉnh An Giang 2000 - 2005,

16/Tài liệu “An Giang triển vọng và cơ hội đầu tư – UBND tỉnh An Giang tháng 02/2003,

17/ Các báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp, thủy sản của tỉnh và Bộ,

18/ Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật - Bộ Thủy sản, Tạp chí cộng sản, Báo Nhân Dân, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Báo An Giang,

19/ Trang web: http//www.fistennet.mofi.gov.vn (Trung tâm tin học của Bộ thủy sản).

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)