Dự báo xu thế thị trường tiêu thụ thủy sản:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 62 - 64)

- Trước hết, xét về thị trường nội địa, theo các số liệu thống kê, năm 2000 tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 2,2 triệu tấn trừ phần xuất khẩu và phần cá tạp để làm bột cá, ước tính sản lượng thủy sản tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam khoảng 17,5 kg thủy sản nguyên liệu. Trong đó, số sản phẩm nuôi trồng chiếm khoảng 1/2 tức là khoảng 8,5 - 9 kg thủy sản nguyên liệu. Thủy sản ở Việt Nam cung

cấp khoảng 30% nhu cầu đạm cho dân cư, riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này lên đến 60 % và mức tiêu thụ trung bình gấp 4 - 5 lần ở các vùng khác.

- Nếu so với lượng tiêu thụ thủy sản trên đầu người của ta với các nước khác trong khu vực thì Việt Nam xếp hàng trung bình (Indonesia, Philipin đều ở khoảng 17 kg/người). So với mức tiêu thụ thủy sản của nhiều nước có biển khác trên thế giới thì chúng ta ở vào loại thấp (Nhật Bản trên 90 kg/người, Trung Quốc khoảng 25 kg/người). Do đó, thị trường cho hàng hóa thủy sản trong nước còn rất rộng.

- Nguồn lợi khai thác tự nhiên về thủy sản có thể nói đã đạt đến trần với 70 % các loài hải sản bị coi là đã khai thác hoàn toàn hoặc quá mức (theo P.M. Mace, 1996. Hội nghị nghề cá thế giới lần thứ 2). Nuôi trồng thủy sản được coi là hiện tượng phát triển song tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á (khoảng 80 % trong tổng số khoảng 20 triệu tấn thủy sản động vật và 5,5 triệu tấn thủy sản thực vật). Bình quân tiêu thụ thủy sản trên đầu người trên thế giới tính theo mức thủy sản toàn phần khoảng 15 kg. Như vậy, nếu xem xét toàn diện các sản phẩm thì thủy sản chưa vượt quá ngưỡng cầu, rõ ràng đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất thủy sản.

- Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có mặt ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng tập trung lớn nhất vào Nhật Bản (25 - 30 %), Mỹ (25 - 30%), một số nước Châu Á khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, v.v... và các nước thuộc EU. Một lợi thế nữa cần phải nói đến về thị trường là các sản phẩm thủy sản sống càng ngày càng có giá cao và được tiêu thụ mạnh mà thị trường lại chủ yếu nằm ở Đông Á và Việt Nam là nhà cung cấp có lợi thế hơn so với các nước khác.

- Các đối tượng thủy sản nước ngọt như: cá tra, basa, trê vàng, bống tượng, rô phi, tôm càng xanh, cá lóc, rô đồng, sặc rằn, đang trở thành hàng hóa hấp dẫn cho thị trường trong nước và thế giới.

Nói tóm lại: thị trường trong nước và thế giới còn rộng mở và đầy hấp dẫn, có tính bền vững trong thời gian dài. Nếu được qui hoạch phát triển đúng hướng thì thị trường cho nuôi trồng thủy sản cả thị trường nội địa và xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều thuận lợi. Những thuận lợi đó càng được nhân lên khi trình độ chế biến thủy sản của nước ta đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM đã ngang tầm thế giới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)