Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 80 - 81)

- Giá thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3.4.4.Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản.

Qũy hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định số 195/1999/QĐ-TTg và Thông tư số số 150/1999/TT-BTC để hỗ trợ khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng xu6át khẩu Việt Nam. quỹ được hình thành từ khoản thu chênh lệch giá hàng xuất khẩu nhập khẩu, lệ phí cấp hạn ngạch, giấy chứng nhận xuất xứ, mở văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân sách nhà nước và số dư còn lại của quỹ bình ổn giá, đuợc Bộ tài chính quản lý.

Quỹ có mục đích hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua, dự trữ hàng nông sản sản xuất xuất khẩu khi thị trường thế giới giảm, hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rũi ro do nguyên nhân khách quan gây ra, thường về tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt hàng mới sản xuất lần đầu tiên tham gia xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao được tổ chức quốc tế công nhận, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và đạt hiệu quả cao.

Thông tư số 61/2001/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường thì Nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% mức chi thu thập thông tin, chi tư vấn thương mại, chi hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tối đa không quá 70% mức chi của doanh nghiệp cho hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, chi đặt trung tâm xúc tiến thương mại hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng Việt nam ở nước ngoài.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, để thưởng cho các doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu do nhà nước đặt ra, để hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Ngay như chính phủ Hoa Kỳ thường tuyên truyền về thương mại quốc tế công bằng, cũng đã trợ cấp rất lớn cho ngành nông nghiệp nội địa. khoảng cuối năm 2002 Hoa Kỳ đã trợ cấp 150 tỷ USD

cho nông nghiệp trong vòng 5 năm về an ninh trang trại và nông thôn. Vì vậy, chúng ta cũng phải có trợ cấp, nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô vừa phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian vừa qua đã phát huy tác dụng làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, và quỹ này đã chi đúng đối tượng hơn so với Qũy bình ổn trước đây.

Những mặt hàng được tài trợ phải mang tính minh bạch, phù hợp cho từng thời kỳ. Đề nghị Bộ Thương mại nên giao cho chính quyền địa phương và cơ quan tài chính địa phương thẩm tra hồ sơ tài trợ xuất khẩu và sau khi thẩm tra xong thì bộ hồ sơ này có giá trị cho Quỹ xuất chi tài trợ.

Hiện tại, việc thẩm tra đã giao cho địa phương nhưng doanh nghiệp thường phải thuyết minh, bổ sung cho Bộ. Đôi lúc, có những hồ sơ tài trợ đã được cấp địa phương thẩm định nhưng phải sau 3 tháng doanh nghiệp mới nhận đượctiền tài trợ. Chính phủ đã chuẩn hóa thời hạn kiểm tra, thời hạn cấp phát, nhưng Chính phủ cũng phải rà soát tổng kết công khai lại việc thực hiện của cơ quan điều hành có đúng chưa.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 80 - 81)