Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 78 - 80)

- Giá thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3.4.3. Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, vì thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp. Do vậy cần phải đưa vào chi phí những khoản chi phí cần thiết cho việc nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm thì mới có kết quả tốt được. Nhà nước cho phép doanh nghiệp được hạch toán chi phí tiếp thị vào chi phí giá thành sản phẩm, và mức hạch toán là 5% tổng

mức chi phí khác đã phát sinh. Tuy nhiên để kiểm soát chặt chẻ việc tính và sử dụng chi phí tiếp thị cần quy định cụ thể chi phí này chỉ được sử dụng cho một mục đích duy nhất là nghiên cứu tiếp thị, doanh nghiệp không được sử dụng cho công việc khác.

Thông qua Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam và Vasep các doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt các thông tin dự báo về khối lượng cung - cầu, giá cả sản phẩm của mình để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. Thông tin về thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho việc nghiên cứu thị trường trong nước và thế giới về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm đang và sẽ có nhu cầu tiêu thụ lớn. Những thông báo về thời tiết, khí hậu và những đột biến về kinh tế, chính trị xảy ra ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trọng điểm, quan trọng.

Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ về thủy sản, máy móc thiết bị chuyên ngành thủy sản cũng giúp cho doanh nghiệp đầu tư để sản xuất các mặt hàng GTGT. Để các doanh nghiệp có dịp khảo sát thị trường, giao lưu tiếp xúc mua bán ở nước ngoài với tư cách là người hướng dẫn và tài trợ.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, GAP, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa thủy sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.

Các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác chiêu thị bằng cách tổ chức cho khách hàng tham quan hội chợ thưởng thức các sản phẩm của mình, giới thiệu sản phẩm tham gia vào thực đơn của khách du lịch nước ngoài đi tour trong tỉnh và cả nước với giá cả phù hợp ban đầu hấp dẫn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thành lập các đại lý bán hàng cấp I cho đơn vị mình, có chế độ khen thưởng cho những đại lý hoàn thành chỉ tiêu bán hàng, tại các thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà nẵng…

Doanh nghiệp cần làm quen tiếp thị và bán hàng qua mạng internet, giúp cho doanh nghiệp địa phương khắc phục được bất lợi thế về vị trí địa lý của mình. Các công ty nhất thiết phải thành lập trang web của mình giới thiệu sản lượng các loại sản phẩm và sẳn sàng phục vụ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)