Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 59 - 62)

- Về chế biến:

Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2010.

tỉnh An Giang đến năm 2010.

3.1. Định hướng phát triển ngành thủy sản An Giang đến năm 2010. Cơ sở pháp lý đểđịnh hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang: Cơ sở pháp lý đểđịnh hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang:

Căn cứ vào các Luật Thủy sản, đất đai, môi trường, tài nguyên nước, bảo hiểm…

Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/6/2005 của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.

Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg, ngày 11/01/2006 của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn và định hướng đến 2020”.

Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày 08/12/2006 của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010”.

Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, của chính phủ về kinh tế trang trại.

Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg, ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ “về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản”.

Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg, ngày 07/9/2001 của Thủ tướng chính phủ “về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn”.

Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg, ngày 23/6/2004 của Thủ tướng chính phủ “Về phê duyệt chương trình giống thủy sản đến năm 2010”.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, của Thủ tướng chính phủ “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng ”.

Thông tư số 03/2006/TT-BTS, ngày 12/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “Về việc hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020”.

Quyết định số 1465/QĐ-UBND, ngày 01/8/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang “Ban hành chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010”.

Quyết định số 859/QĐ-UBND, ngày 27/4/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Ngành thủy sản đến 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Quan điểm phát triển:

Theo nghị quyết đại VIII tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2006 – 2010 việc phát triển ngành thủy sản dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên như đất, nước của tỉnh để phát triển nuôi cá tra, basa. Phát triển nuôi cá tra, basa phải theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế, ổn định xã hội và không làm ô nhiểm môi trường. Nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển thủy sản, so với khai thác thủy sản tự nhiên thì nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu thế. Nuôi trồng thủy sản càng ngày càng phát triển, chiếm ưu thế trong cung cấp thực phẩm thủy sản cho con người (ở An Giang nuôi thủy sản là nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản chính cho xuất khẩu, tiêu thụ nội địa).

Tạo ra nguồn nguyên liệu sạch ngày càng nhiều để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Xem thị trường xuất khẩu là trọng tâm và thị trường nội địa là thế mạnh để phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tập trung vào qui hoạch các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vừa từng bước vững chắc phát triển nuôi trồng theo phương thức công nghiệp vừa phát huy lợi thế sinh thái để tạo vùng nuôi qui mô lớn.

Huy động nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Tăng cường quản lý chất lượng QLCL) và an toàn vệ sinh thực phẩm (ANVSTP) nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Tùy theo nhu cầu thị trường mà linh động chọn những hình thức và đối tượng nuôi thích hợp, hướng mạnh vào nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, thay thế dần những đối tượng có hiệu quả kinh tế thấp.

Nuôi thủy sản góp phần vào thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phát triển thủy sản phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nuôi thủy sản phải phát triển trên quan điểm nuôi bền vững, phát triển nuôi thủy sản phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sử dụng hợp lý nguồn đất nuôi trồng thủy sản, diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Hạn chế khai thác thủy sản tự nhiên, tăng cường bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

3.1.1. Mục tiêu phát triển: - Mục tiêu nuôi trồng thủy sản: - Mục tiêu nuôi trồng thủy sản:

Nhằm sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo chất lượng để phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Thực hiện các qui trình tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả về mặt tài chính và bảo vệ môi trường. tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một lực lượng lớn lao động tham gia trực tiếp và gián tiếp vào việc nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.

Tạo đựơc những vùng sản xuất cá sạch ổn định, đáp ứng thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và EU … dựa trên cơ sở khoa học và thực tiển sản xuất để khai thác hiệu quả tiềm năng, tránh mâu thuẩn và xung đột giữa các ngành kinh tế. Chủ động sản xuất con giống sạch, đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm.

Mặt khác là nâng cao nhận thức của người sản xuất trong công tác bảo vệ môi trường và ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.

. Mục tiêu khai thác và bảo tồn thủy sản tự nhiên:

- Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng do dân số tăng, nhu cầu thực phẩm tăng, dẫn đến đánh bắt thủy sản cạn kiệt. Sự đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp và công nghiệp phát triển ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sản…

+ Khai thác thủy sản tự nhiên đúng mùa vụ, sử dụng ngư cụ khai thác phù hợp và kích thước mắt lưới đúng qui định.

+ Hạn chế cường độ khai thác thủy sản đối với các loại ngư cụ được phép khai thác.

+ Tuyệt đối nghiêm cấm việc sử dụng xung điện, hóa chất, chất độc, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản.

- Bảo tồn tài nguyên thủy sản là công việc rất quan trọng và thường xuyên trong chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh An Giang nói riêng, cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quốc gia nói chung.

. Mục tiêu chế biến và tiêu thụ:

Xây dựng tiêu chuẩn chế biến thủy sản đạt trình độ công nghệ hiện đại, đa dạng mặt hàng chế biến có giá trị xuất khẩu cao, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường. Thu mua hết lượng nguyên liệu do người dân sản xuất, góp phần tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong tỉnh góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và giảm các tệ nạn xã hội.

Trước mắt xây dựng và hoàn thiện thương hiệu cho sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trên cơ sở đó thiết lập được một hệ thống phân phối đủ sức điều tiết thị trường tại những thị trường chủ lực như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Asean, Australia …

Đào tạo đựợc đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trong quản lý ngành, đội ngũ cán bộ chuyên môn và khoa học công nghệ thích ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập, đội ngũ lao động có kỹ thuật tay nghề làm nền tảng cho sự phát triển và quản lý ngành hiệu quả và bền vững.

3.1.2. Định hướng phát triển:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.pdf (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)