Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, là nơi tập hợp nhiều nhóm xã hội, nơi tồn tại và phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội chồng chéo như :
Thầy thuốc với người bệnh Điều dưỡng với người bệnh
Thầy thuốc. điều dưỡng với người nhà người bệnh
Trước đây, Khoa Dược Bệnh viện tương đối tách biệt với các bộ phận khác trong bệnh viện vì chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng thuốc, vật tư y tế cho
các khoa phòng, nhưng hiện nay công tác Dược Bệnh viện ngày càng được chú ý, người cán bộ dược ngày càng tiếp cận với các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, thậm chí với cả người bệnh và người nhà người bệnh, do đó công tác Dược Bệnh viện ngày càng mang tính cộng đồng hơn.
2.2.1. Vị trí của Khoa Dược trong bệnh viện
Tổ chức Dược Bệnh viện là một khoa chuyên môn trực thuộc Giám đốc Bệnh viện.
Trong một Bệnh viện chỉ có một Khoa Dược, nó là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu toàn bộ công tác về dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn. hợp lý. Vì vậy Khoa Dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện.
2.2.2. Chức năng của Khoa Dược trong Bệnh viện
Căn cứ vào vị trí được xác định ở trên, Khoa Dược Bệnh viện có các chức năng :
Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về Dược, nghiên cứu khoa học, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc men, hóa chất, y dụng cụ và các chế độ chuyên môn về Dược trong toàn Bệnh viện.
Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác Dược trong toàn bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý giúp Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
Ba chức năng trên đều phải thực hiện đầy đủ nhưng chức năng thực hiện công tác chuyên môn là trọng tâm.
2.2.3. Nhiệm vụ của Khoa Dược trong Bệnh viện