Y VĂN VỀ THUỐC
2.4.4.2 Nguồn tài liệ u:
Dựa trên yêu cầu thực tế của bệnh viện để chuẩn bị tài liệu cho công tác thông tin thuốc. Tài liệu cần đầy đủ, chính xác, trung thực. Tài liệu được sắp xếp theo vần ABC hoặc theo nhóm thuốc sao cho thuận lợi khi cần tra cứu. Hình thức lưu trữ tài liệu phổ biến hiện nay là thư viện (tủ sách) và máy vi tính. Nguồn tài liệu bao gồm :
Tài liệu gốc : là tất cả các tài liệu phản ánh bản chất của thuốc do nhà sản xuất cung cấp được kiểm chứng và được Bộ Y tế công nhận :
Đơn vị thông tin thuốc trong Bệnh viện tối thiểu cần có : Dược điển, Dược thư, quy chế chuyên môn, các quy chế về dược, tập san Dược lâm sàng, tập san Dược học, tập san Y học thực hành. …
Tài liệu về thuốc từ nguồn INRUD, WHO
Tài liệu từ Trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR), Trung tâm thông tin thuốc quốc gia, Trung tâm chống độc quốc gia. Tài liệu từ Cục quản lý Dược Việt nam : Danh mục thuốc cho phép sản
xuất và lưu hành đã được Bộ Y tế Việt nam hoặc nước sở tại chấp nhận. Tài liệu này do các nhà cung cấp thuốc hoặc thông tin tuyến trên cung cấp.
Tài liệu tham khảo : Là các tài liệu phản ánh quan điểm riêng về thuốc đó mà chưa có kết luận của Bộ Y tế :
Các sách, báo, tạp chí trong nước và nước ngoài
Kinh nghiệm sử dụng thuốc do Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện xây dựng.
Kinh nghiệm sử dụng thuốc của các đơn vị khác được đúc kết.
Tài liệu cập nhật : Nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thông tin thuốc là cập nhật thông tin, nhờ có cập nhật thông tin mà nguồn cung cấp thông tin luôn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
Thông tin phản hồi : Đơn vị thông tin thuốc trong Bệnh viện thu thập, xử lý thông tin thuốc từ thầy thuốc điều trị và người bệnh trong quá trình điều trị, sau đó chuyển lên đơn vị cung cấp thông tin tuyến trên.