- Dùng Microsoft Excel tính tỷ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.
2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm
4.5.3. Khảo sát các mặt hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện
Đầu tháng, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc của nội trú và ngoại trú, số lượng tồn kho cuối tháng trước. Trưởng kho chẵn lập dự trù mua thuốc, Trưởng Khoa Dược duyệt lại trước khi trình Hội đồng thuốc và điều trị. Sau khi có ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị, Giám đốc Bệnh viện sẽ ký duyệt.
Khi nhu cầu sử dụng thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung.
Đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, độc A – B phải được Sở Y tế duyệt dự trù hàng năm và mua theo đúng nơi Sở Y tế quy định.
Tên thuốc trong dự trù ghi theo tên biệt dược (không ghi theo tên gốc hay tên hóa học như quy định) rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng, đơn giá, thành tiền theo từng Công ty phân phối để thuận tiện cho tiếp liệu Dược đặt hàng.
Trường hợp bệnh nhân cần sử dụng những thuốc ngoài danh mục của Bệnh viện (do hội chẩn khoa, viện, liên viện, …), đơn thuốc phải được Ban Giám đốc ký duyệt mua, sau đó Khoa lâm sàng chuyển đơn thuốc lên Khoa Dược. Dược sẽ tiến hành mua thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị.
Đối với thuốc Đông y : Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của Khoa, Trưởng khoa Y học cổ truyền ký duyệt dự trù thuốc theo tháng, chuyển lên Khoa Dược để mua.
4.5.3.2. Cung ứng
Hàng năm, Bệnh viện Nguyễn Trãi ký Hợp đồng mua bán dược phẩm với các Công ty sản xuất, phân phối dược phẩm.
Khoa Dược cung ứng thuốc theo Danh mục đã được Hội đồng thuốc và điều trị duyệt. Danh mục thuốc của Bệnh viện được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành và đề nghị của các khoa lâm sàng. Khoa Dược tổng hợp, trình Hội đồng xem xét và quyết định chọn thuốc phù hợp với phác đồ điều trị và mô hình bệnh tật của Bệnh viện. Danh mục
này sẽ được gửi lên Sở Y tế phê duyệt. Danh mục thuốc của Bệnh viện còn phải được thông qua cơ quan BHXH có ký kết giữa hai bên BHXH và Bệnh viện để làm cơ sở pháp lý cho việc thanh quyết toán tiền thuốc cho bệnh nhân BHYT.
Căn cứ vào dự trù thuốc tháng của Khoa Dược đã được Giám đốc Bệnh viện ký duyệt và tiếp liệu Dược đặt mua thuốc. Thuốc mua phải đảm bảo về số lượng, chất lượng theo đúng dự trù.
Do việc sử dụng thuốc không ổn định, thường có hiện tượng phụ thuộc vào đội ngũ trình dược viên và với thị trường thuốc đa dạng, phong phú như hiện nay nên Khoa Dược không cần tồn trữ trong kho mà mua thuốc theo tháng tránh đọng vốn.
Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước (thuốc rõ nguồn gốc, có Hóa đơn có thuế giá trị gia tăng – VAT, …)
Kể từ năm 2002, Bệnh viện tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với những hoạt chất có giá trị sử dụng từ 200 triệu đồng trở lên trong 6 tháng theo chỉ đạo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2006, việc cung ứng thuốc phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 111 của Chính phủ và Thông tư 20 của Liên Bộ Y tế và Tài chính. Theo đó Bệnh viện phải tổ chức đấu thầu rộng rãi 100% các hoạt chất sử dụng trong Bệnh viện.
Quy trình thực hiện đấu thầu được diễn ra theo sơ đồ dưới đây :
Sơ tuyển nhà thầu Chuẩn bị đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu
Thẩm định, phê duyệt HSMT Thông báo mời thầu
Lập Tổ chuyên gia xét thầu Tổ chức đấu thầu Phát hành hồ sơ dự thầu
Tiếp nhận, quản lý HSDT Mở thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu Đánh giá sơ bộ Đánh giá chi tiết
Báo cáo, trình kết quả đấu thầu
Thẩm định, phê duyệt Tính pháp lý, quy trình và kết quả đấu thầu kết quả đấu thầu
Tên nhà thầu, giá trúng thầu
Hoàn thiện hợp đồng Hình thức hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
Thông báo kết quả đấu thầu Chi tiết hóa các nội dung/HSDT Các xem xét khác
Ký hợp đồng Thực hiện hợp đồng Thanh lý hợp đồng
Sơ đồ 4.3. Quy trình thực hiện đấu thầu
Khoa Dược mua thuốc theo đúng danh mục đã được Sở Tài chính phê duyệt (tên thuốc, số lượng, đơn giá, nhà thầu trúng thầu).
Đối với những hoạt chất không chọn được nhà thầu hoặc không có nhà thầu tham gia thì Bệnh viện lấy kết quả đấu thầu của các Bệnh viện khác trên địa bàn Thành phố có sự xác nhận của Sở Y tế để mua sắm trực tiếp. Nếu việc lấy kết quả thầu của các Bệnh viện khác cũng không thực hiện được thì Bệnh viện tổ chức chào hàng cạnh tranh để lựa chọn thuốc đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Kết quả đấu thầu cho thấy, nhiều thuốc trúng thầu với giá rất rẻ liệu chất lượng thuốc có đảm bảo cho điều trị. Giá thường đi đôi với chất lượng
Ví dụ : cùng hoạt chất Amlodipin 5mg nhưng Amlor (Pfizer) giá 7.023 đồng/viên còn Amlodipin (Việt Nam) giá 510 đồng/viên hay Mobic 7,5mg giá 7.571 đồng /viên còn Melobic 7,5mg giá 250 đồng/viên, hay như hoạt chất Ceftriaxone 1g giá chênh từ 18.900 đồng/lọ (Trikaxon) đến 163.170 đồng/lọ (Rocephine), … Căn cứ vào đâu để nói rằng Amlodipin (Việt Nam) đạt chất lượng tương đương Amlor (Pfizer), …
Điều quan trọng hiện nay là Khoa Dược không thể xác định được chất lượng thuốc để tư vấn cho Hội đồng đấu thầu thuốc. Trong bảng điểm kỹ thuật chưa có tiêu chí rõ ràng về chất lượng thuốc mà chủ yếu dựa vào uy tín của công ty phân phối và nhà sản xuất. Chấp nhận lựa chọn thuốc dựa vào kinh nghiệm sử dụng lâu năm, dựa vào cảm tính về mẫu mã bao bì. Giá cả thì quá chênh lệch khiến cho bác sỹ điều trị không tin dùng. Một việc làm khó khăn đối với Khoa Dược là giải quyết vấn đề hậu đấu thầu.