Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát các mặt hoạt động quản lý sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 79 - 81)

- Dùng Microsoft Excel tính tỷ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm

4.5.3.5. Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc

 Pha chế thuốc dùng ngoài :

Bảng 4.10. Số lượng thuốc dùng ngoài đã pha chế từ 2002 - 2006

Tên thuốc ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Huyết thanh mặn đẳng

trương 500ml Chai 16.620 16.200 14.280 17.908 Dung dịch Sorbitol 3,3% Chai 3.092 2.202 2.981 2.206

Cồn Iode 5% 500ml Chai 16 16 20 32 06

Oxy già 10V 500ml Chai 240 380 380 460 360

Thuốc tím 0,1% 500ml Chai 200 160 260 180 260

Eau Dakin 500ml Chai 200 240 200 160 160

Nước cất rửa 500ml Chai 9.200 7.202 4.822 11.514 9.425

Nhận xét :

Bộ phận pha chế sản xuất theo nhu cầu sử dụng của các khoa trại.

Từ năm 2005, Khoa Dược Bệnh viện không còn sản pha dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương và dung dịch Sorbitol 3,3% nữa mà mua để sử dụng. Sắp tới Bệnh viện sẽ tiến hành mua tất cả các dung dịch còn lại (khi đã sử dụng hết lượng hóa chất còn tồn kho) và sẽ bỏ luôn khâu pha chế dùng ngoài nhằm dễ tính tiền cho từng bệnh nhân BHYT và đảm bảo an toàn khi sử dụng vì hiện nay các Công ty đã sản xuất, giá rẻ hơn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Bệnh viện trong khi Bệnh viện thì pha chế theo kiểu thủ công.

Ngoài ra, Tổ pha chế còn phải cất nước để cho các khoa trại rửa các máy móc, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật cao.

 Sản xuất thuốc nam :

Bảng 4.11. Số lượng thuốc nam đã sản xuất từ năm 2002 - 2006

Tên thuốc ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dầu nghệ 250ml Chai 306 306 255 65

Cốm Carbona 30g Lọ 508 270 490 270 718 Viên Carbona Viên 20.130

Sirô Cordata 250ml Chai 7.254 8.184 6.138 2.790 2.976

Nhận xét :

Sau khi nhận dược liệu công việc chủ yếu của Tổ sản xuất thuốc Nam là xử lý ban đầu (chặt khúc. …) , sao tẩm một số loại dược liệu để cấp phát và sản xuất một số chế phẩm trong đó cốm Carbona (năm 2002 máy dập viên bị hư nên chuyển sang dạng cốm) và sirô Cordata là những mặt hàng truyền thống của Bệnh viện Nguyễn Trãi, được bệnh nhân rất ưa chuộng từ rất lâu. Từ năm 2005 Bệnh viện chỉ sản xuất để lưu hành nội bộ nên sản lượng giảm đi đáng kể. Dầu nghệ được dùng để đặt các loại Sonde và dùng đốt lộ tuyến trong phụ khoa, nay đã hạn chế sử dụng vì dùng Vaseline hay Xylocain Gel để đặt Sonde.

Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng đã thành lập bộ phận sắc thuốc cho bệnh nhân trong nội trú.

Một phần của tài liệu Khảo sát các mặt hoạt động quản lý sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w