Công tác cung ứng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế cho bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát các mặt hoạt động quản lý sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 35 - 39)

kinh tế cho bệnh viện

Tất cả các hoạt động cung ứng thuốc cho Bệnh viện (thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, ký hợp đồng, đấu thầu, …) đều có sự tham gia trực tiếp của Khoa Dược đồng thời Khoa Dược là bộ phận chủ yếu để cố vấn về dự trù thuốc, xây dựng Danh mục thuốc cho Bệnh viện.

Hiện nay để tăng cường thực hiện việc cung ứng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý phải xây dựng được Danh mục thuốc cho Bệnh viện mình.

Về kinh tế : trong tổng kinh phí điều trị tại Bệnh viện, tiền thuốc chiếm từ 40-60%, nếu quản lý sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý sẽ tác động tiêu cực và các mục tiêu chung của Bệnh viện. Do đó cung ứng sử dụng thuốc an

toàn, hợp lý cần phải được hiểu như là cách dùng thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, liều lượng thích hợp với yêu cầu cá nhân, thời gian điều trị thích hợp và giá cả phù hợp cho bệnh nhân và cộng đồng.

 Thuốc thích hợp : sử dụng phải hiệu quả, an toàn và giá cả phù hợp.  Bệnh nhân thích hợp : phải nhận được thông tin thích hợp sẵn có và

rõ ràng về thuốc họ được sử dụng.

 Theo dõi thích hợp : những tác dụng phụ không mong muốn Tại Bệnh viện, hai mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc :

 Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến bệnh nhân.

 Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả được cụ thể hóa trong chu trình quản lý thuốc sau đây :

Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý thuốc trong Bệnh viện

Chọn lựa : Danh mục thống nhất trong Bệnh viện cần thu thập thông tin về thuốc, xác định tình hình bệnh tật, dự thảo Danh mục thuốc, chọn lựa, áp dụng và điều chỉnh.

Cung ứng : Xác định nhu cầu về dùng thuốc, chọn nhà cung cấp, kiểm tra và bảo quản lưu kho.

Sử dụng Cung ứng

Chọn lựa

Phân phối : thuốc cấp cứu, độc, nghiện, hướng tâm thần, thuốc thường sử dụng, thuốc ít sử dụng, …

Sử dụng : - Huấn luyện : ngắn hạn , dài hạn, …

- Quản lý : lập phác đồ điều trị, giám sát, phản hồi và kiểm soát.

Mục tiêu của chu trình quản lý thuốc nhằm :

- Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đầy đủ thuốc có chất lượng cho người bệnh.

- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Cân bằng chi phí cho dùng thuốc trong Bệnh viện. Đạt được những mục tiêu trên sẽ cho những kết quả sau :

- Tính hiệu quả : chữa khỏi bệnh hay giảm nhẹ bệnh và hạn chế tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

- Tính hiệu năng : chi phí thấp nhất trong hoàn cảnh nguồn lực bệnh viện còn hạn chế và phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.

- Tính công bằng : tất cả các bệnh nhân không phân biệt giàu nghèo được hưởng chất lượng điều trị như nhau.

Để đạt được những mục tiêu của chu trình quản lý thuốc cần phải :

- Xây dựng phác đồ điều trị : có tính chất quyết định cho chu trình quản lý thuốc tại Bệnh viện, đặc biệt trong khâu “Sử dụng thuốc”.

- Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện : khâu quyết định của mắt xích thứ hai trong chu trình “chọn lựa thuốc”, đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh không để người bệnh tự đi mua và là cơ sở pháp lý để BHXH thanh toán chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT. - Giám sát tình hình sử dụng thuốc : khâu quan trọng trong các nhiệm vụ

những khó khăn, thuận lợi, những tồn tại cần giải quyết, chỉnh sửa, cải tiến, hoàn thiện. Cần tập trung ở 3 khu vực lớn :

+ Giám sát kê đơn tại Khoa Khám bệnh.

+ Giám sát sử dụng thuốc trong các Khoa lâm sàng.

+ Giám sát thực hiện các Quy chế Dược tại Khoa Dược.

Hội đồng thuốc và điều trị cần hoạt động thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa, đặc biệt là Dược sỹ Trưởng Khoa Dược, thường trực Hội đồng đóng vai trò quyết định trong công tác đảm bảo an toàn hợp lý về thuốc, quản lý sử dụng thuốc, nó không chỉ liên quan đến hầu hết các thầy thuốc và nhân viên y tế mà còn chịu ảnh hưởng bởi những cá nhân trực tiếp dùng thuốc và người nhà của họ.

Kê đơn và chỉ định dùng thuốc là do bác sỹ thực hiện, vì vậy, không thể dùng biện pháp hành chính cưỡng ép họ mà phải dực vào các quy định của pháp luật như :

- Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

- Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng tam thần và thuốc độc.

Định kỳ phân tích, rút kinh nghiệm về các đơn thuốc bất hợp lý, không an toàn, kém hiệu quả mà điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.

Đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dân chúng : thường xuyên có các hình thức thông tin giáo dục về tác hại của thuốc, lạm dụng thuốc, tác hại không mong muốn và hậu quả do dùng sai thuốc.

Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ sử dụng thuốc trong Bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát các mặt hoạt động quản lý sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (Trang 35 - 39)