V a.b (a c).(b d) c.d
7. Các công tác an toàn lao động trong thi công phần ngầm.
ngầm.
Vấn đề an toàn lao động là hết sức quan trọng trong công tác xây dựng công trình Trước khi thi công :
Phải thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các biện pháp an toàn lao động theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện, nguyên vật liệu tại công trường đang thi công. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo an toàn cho mọi vấn đề trong phạm vi lân cận công trình.
7.1. An toàn lao động thi công đất.
Để đảm bảo cho người và phương tiện trong quá trình thi công đất cần phải có: Rào chắn biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu trong khu vực có hố đào dang dở. Không đào hố móng theo kiểu hàm ếch.
Làm bậc lên xuống các hố móng để đảm bảo cho việc lên xuống được an toàn.
Đảm bảo mái dốc cho hố đào, chống sạt lở, làm việc dưới đáy hố móng cần chú ý các vết nứt đề phòng sụt lở.
Vật liệu nếu đặt dọc hố móng và rãnh đào phải đặt cách mép hố đào ít nhất 0,5m. Sau khi mưa nếu thi công tiép thì phải rải cát xuống các bậc lên xuống tránh trượt ngã.
Tuyệt đối không được ngồi nghỉ dưới chân mái dốc của hố đào.
Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các công nhân khi thi công đất bằng thủ công.
7.2. An toàn lao động khi thi công bêtông.
* Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo:
Không được sử dụng dàn giáo bị biến dạng, rạn nứt, hoen rỉ, cong vênh hoặc thếu các bộ phận neo giằng.
Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.
Không được xếp tải lên dàn giáo, khi dàn giáo cao hơn 2m thì phải làm 2 sàn công tác, sàn làm việc ở bên trên, sàn bảo vệ ở bên dưới.
Sàn công tác phải có lan can bảo vệ và lưới chắn.
Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận kết cấu của dàn giáo, lưu ý không được tháo lắphoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa.
* Công tác gia công lắp dựng cốp pha:
Ván khuôn phải sạch, cốp pha khi ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc. Sau khi lắp dựng hoặc tháo dỡ phải dọn dẹp vận chuyển đến đúng vị trí quy định. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện tình trạng hư hỏng của ván khuôn, dàn giáo… thì phải ngừng làm việc đến khi tiến hành sửa chữa, gia cố xong mới được tiếp tục.
* Công tác gia công lắp dựng cốt thép:
Gia công cốt thép phải được tiến hành khu vực riêng có rào chắn, biển báo. Cắt uốn, kéo hoặc nắn thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng.
Bàn gia công thép phải chắc chắn, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Không dùng kéo tay cắt các mẫu thép ngắn hơn 30cm.
Trược khi vận chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra mối nối, mối buộc, mối hàn.
Khi lắp dựng cốt thép gần các đường dây điện thì phải cắt điện, trường hợp không cắt điện được phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây dẫn điện.
* Công tác đổ và đầm bêtông:
Trước khi đổ bêtông phải kiẻm tra lại ổn định của cốp pha và hệ cây chống sàn công tác đường vận chuyển.
Lối đi qua lại dưới khu vực đổ bêtông phải có rào chắn và biển báo, công nhân thi công phải có gang tay ủng và mũ bảo hộ.
Khi dùng đầm dung để đầm bêtông nên chú ý dây dẫn phải cách điện, làm sạch đầm trước và sau khi đầm. Ngưng đầm 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc từ 30 đến 35 phút.
Sau khi tháo dỡ cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình. Không để cốp pha trên sàn công tác hoặc ném xuống đất.
Tháo dỡ cốp pha công trình có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong thiết kế và chống đỡ tạm.