Lý thuyết tìm hiểu khi tính toán liên kết khung

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 94)

1.1. Các loại liên kết nút khung.

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của khung là các vị trí liên kết. Các chi tiết của nút khung chịu mômen và lực cắt lớn do đó nó cần phải được chế tạo an toàn, đảm bảo hiệu quả thẩm mĩ và kinh tế, dễ chế tạo.

Chế tạo nút khung thường qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn chế tạo tại nhà máy: trong giai đoạn này, các phần tử đơn lẻ của các bộ phận được liên kết hàn lại thành các môdul.

- Giai đoạn lắp đặt tại công trường: trong giai đoạn này các nút khung được khuyếch đại thành khung chịu lực. Liên kết khung tổng quát được chọn để khuyếch đại là loại liên kết dùng bulông - mặt bích.

Các nút khung cần tính toán là các nút tại vị trí giao nhau giữa cột và dầm gọi là nút Cột - Dầm; nút liên kết tại giữa dầm gọi là nút Dầm - Dầm; nút liên kết giữa hai dầm gọi là nút Đỉnh dầm và nút liên kết giữa cột và móng gọi là nút Cột - Móng.

Việc tính toán một nút khung bao gồm việc chọn loại nút (hình thức) và cấu tạo cụ thể tương ứng; việc tính toán bulông (đường kính, số lượng, bố trí và chủng loại) và việc tính toán mặt bích (chiều dày, diện tích).

1.2. Chọn hình thức liên kết cho các nút. + Liên kết Cột-Dầm

Do nhà công nghiệp cần thiết kế có nhịp lớn và nội lực nhỏ nên ta chọn nút khung cấu tạo hình thang với hai hàng bulông liên kết vào mặt bích nằm ngang (song song với mặt đất).

+ Liên kết Dầm-Dầm

Liên kết giữa dầm chọn sơ bộ là liên kết bulông - mặt bích trong đó mặt bích nằm vuông góc với cánh trên.

+ Liên kết Đỉnh dầm

Liên kết Đỉnh dầm được chọn là liên kết bulông-mặt bích trong đó mặt bích nằm thảng đứng (vuông góc với mặt đất).

+ Liên kết cột với móng

Cột với móng là liên kết ngàm có bu lông tỳ trực tiếp sườn đỡ bu lông neo. (Đã trình bày ở trên).

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Nhà máy cơ khí Vinh, Tp Nghệ An (Trang 94)